Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BNTN, BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BNTN, BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Công văn số 3066/BHXH-QLT ngày 17/09/2020 của BHXH TP Hà Nội: Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung Quy trình thu theo QĐ 595/QĐ-BHXHQuyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/03/2023 Sửa đổi, bổ sung QĐ 505

Đơn vị có thay đổi Đăng ký kinh doanh sang địa bàn quận, huyện hoặc tỉnh khác cần làm thủ tục để chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:

Bước 1: Đơn vị căn cứ Đăng ký kinh doanh mới để làm Công văn đề nghị về việc chuyển nơi đăng ký đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN). Công văn kèm bản sao ĐKKD gửi trực tiếp đến cơ quan BHXH quận, huyện, tỉnh đang quản lý đơn vị (BHXH nơi đi).

Đơn vị Lưu ý Thực hiện đối chiếu tăng giảm (D02-LT, hsđt 600), nộp đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN trước tháng chuyển đi (trước ngày gửi Công văn - nên vào khoảng ngày 20-25 của tháng).

Bước 2: Cơ quan BHXH nơi đi thực hiện làm Biên bản làm việc với đơn vị chuyển quận, huyện trong tỉnh hoặc Biên bản xác nhận các số liệu đã thực hiện về BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN (đối với đơn vị chuyển sang tỉnh khác). Sau đó BHXH nơi đi làm Công văn gửi cơ quan BHXH cấp tỉnh đề nghị cho đơn vị chuyển địa bàn tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN.

Bước 3: Căn cứ công văn đề nghị và hồ sơ kèm theo do BHXH nơi đi gửi cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi đi để đề nghị cho đơn vị chuyển địa bàn tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN.

Bước 4: Cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi đi căn cứ hồ sơ đúng theo quy định thực hiện ban hành Công văn cho phép đơn vị được chuyển địa bàn tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN.

- Đối với đơn vị chuyển quận, huyện trong tỉnh: cơ quan BHXH cấp tỉnh làm công văn gửi BHXH quận, huyện cho phép các đơn vị đã đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN chuyển quận, huyện theo thời điểm đề nghị hoặc từ ngày mùng 01 tháng tiếp theo (N+1). Trường hợp đơn vị nợ thì phải thực hiện đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN rồi mới được chuyển đi từ tháng tiếp theo tháng đóng đủ.

- Đối với đơn vị chuyển sang địa bàn tỉnh khác: Đơn vị phải thực hiện đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN đến hết tháng chuyển đi. BHXH cấp tỉnh nơi đi căn cứ hồ sơ ban hành Công văn cho phép đơn vị chuyển nơi đóng đến BHXH quận, huyện, tỉnh nơi đến (gửi BHXH quận huyện nơi đi, nơi đến và đơn vị) kể từ tháng tiếp theo (N+1).

Bước 5: Căn cứ vào Công văn được chuyển quận, huyện, tỉnh, đơn vị thực hiện báo Giảm lao động tháng sau (N+1) tại BHXH nơi đi ngay trong tháng cuối (tháng N) và báo Tăng lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN tại BHXH nơi đến theo quy định.

Lưu ý: 

- Đơn vị có lao động đang hưởng chế độ BHXH như thai sản, nghỉ ốm: vẫn phải báo Tăng mới (TD) như bình thường, sau đó thực hiện báo Nghỉ thai sản (TS), Nghỉ ốm (OF), Nghỉ Không lương (KL) có ghi chú rõ lý do để không bị truy thu BHYT do báo giảm chậm. Tham khảo: Lưu ý khi làm Phát sinh tăng, giảm lao động tham gia BHXH, BHYT D02-LT

- Đối với đơn vị chuyển trong tỉnh: có thể đề nghị giữ lại nơi KCB theo thẻ BHYT cũ (Ghi chú rõ lý do và mã KCB cũ khi TM).

- Đối với đơn vị chuyển tỉnh khác: phải thực hiện đăng ký lại nơi KCB theo Danh sách Bệnh viện, cơ sở KCB trong tinh nơi đếnDanh sách Bệnh viện, cơ sở KCB nơi đi cho phép tỉnh khác đăng ký tại tháng được chuyển. Tham khảo Tổng hợp Danh sách KCB ban đầu Nội tỉnh và Ngoại tỉnh 2020 - 2021 Toàn quốc

Xem Hướng dẫn Thu BHXH 2023 và Thủ tục chuyển quận tại TP Hồ Chí Minh

         Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để cập nhật tin tức về BHXH: 
Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội - Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội
Zalo Diễn đàn BHXHhttps://zalo.me/3826406005458141078
Diễn đàn Bảo hiểm xã hội trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Linkedin