Các đơn vị cần lưu ý khi lập Mẫu D02-LT Danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN các điểm dưới đây:

1. Số:....../............: cần Đánh số cho Báo cáo này để dễ quản lý. Ví dụ Báo cáo này là đợt thứ 2 trong tháng 08/2020 thì có thể đánh số theo 1 nguyên tắc ví dụ như 02-08/2020.

2. Lập từng đợt Báo cáo riêng cho từng loại phát sinh hoặc Nhóm các phát sinh cùng loại vào từng phần để tiện quản lý:

- Nếu đơn vị có nhiều phát sinh nên tách riêng từng đợt Báo cáo cho từng loại phát sinh. Ví dụ: Tăng mới lao động, lao động đi làm trở lại sau TS, OF. KL thì lập vào đợt 01; Điều chỉnh lương lập vào đợt 02; Giảm lao động do các lý do như Nghỉ việc (GH), Nghỉ thai sản (TS), Nghỉ ốm (OF), Nghỉ không lương (KL)... thì lập vào đợt 03.

- Trường hợp đơn vị lập chung biểu thì nên Nhóm các phát sinh theo từng Loại phát sinh. Ví dụ: Tăng mới lao động, lao động đi làm trở lại sau TS, OF. KL thì lập ở đoạn đầu; Điều chỉnh lương lập vào đoạn giữa; Giảm lao động do các lý do như Nghỉ việc (GH), Nghỉ thai sản (TS), Nghỉ ốm (OF), Nghỉ không lương (KL)... thì lập vào đoạn cuối, có truy thu BHYT (TT) do giảm chậm thì lập luôn sau dòng phát sinh GH, KL (xem thêm Công văn 3881/BHXH-ST Truy thu BHYT khi Báo giảm chậm).

3. Phần thông tin về Hợp đồng lao động:

Ghi đầy đủ thông tin về HĐLĐ theo từng loại: ngày bắt đầu hiệu lực, ngày kết thúc (nếu có) tương ứng vào từ cột 20 đến cột 24 cho phù hợp với loại HĐLĐ

4. Ghi thông tin Cột 25 - Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng BHXHCột 26 - Thời điểm đơn vị kết thúc đóng BHXH như thế nào?

- Cột 25: ghi vào đối với các trường hợp Tăng mới lao động (TM, TD, TL...); Lao động đi làm trở lại (ON); thời điểm bắt đầu Điều chỉnh lương (DC); thời điểm bắt đầu Truy thu BHXH, BHYT (AD, TT) hoặc Thời điểm bắt đầu Nghỉ TS, ốm (OF), không lương (KL), nghỉ việc (GH, GD, GC). Hết sức lưu ý phần này vì người lập dễ hiểu lầm khi báo giảm lao động (GH, KL, TS, OF) rằng Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng BHXH (tháng/ năm) là từ tháng đầu tiên bắt đầu đóng BHXH tại đơn vị dẫn đến Giảm toàn bộ quá trình.

- Cột 26: ghi vào đối với các trường hợp (thời điểm bắt đầu) Giảm lao động do các lý do như Nghỉ việc (GH), Nghỉ thai sản (TS), Nghỉ ốm (OF), Nghỉ không lương (KL), Thời điểm cuối Điều chỉnh lương (DC) - Truy thu BHXH, BHYT (AD, TT) do giảm chậm. 

Nhìn chung,

+ Đối với Tăng lao động chỉ ghi cột 25 - Không ghi cột 26 (TM, TD, TC, TL, TV, ON)

+ Đối với Giảm lao động Ghi cả cột 25 và cột 26 - (GH, GD, GC, GN, GV, TS, OF, KL) thời điểm bắt đầu nghỉ từ tháng nào đến tháng nào.

+ Đối với trường hợp Truy thu, thoái thu, điều chỉnh lương... một giai đoạn trong Quá khứ (hoặc truy thu BHYT của tháng hiện tại) thì ghi cột 25 và 26 giống như Từ tháng Đến tháng trên mẫu D02-TS cũ

Xem Hướng dẫn lập D02-TS: DANH SÁCH LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

5. Cột 27 - Ghi chú:

Ghi chú nên được bắt đầu bằng Mã phương án Nghiệp vụ phát sinh để cán bộ Cơ quan BHXH dễ nhận biết. Tiếp theo là phần nội dung diễn giải, căn cứ... Cần ghi đầy đủ thông tin, lý do... kể cả diễn giải truy thu, thoái thu từ tháng năm nào đến tháng năm nào, việc này làm rõ nội dung nghiệp vụ cần xử lý tránh nhầm lẫn, sai sót.

Lưu ý: Đối với trường hợp Tăng mới lao động tham gia tại đơn vị (TM, TC, TD) cần Ghi chú rõ các thông tin sau: số HĐLĐ, ngày HĐLĐ, Thời hạn HĐLĐ (Không xác định thời hạn hoặc thời hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm...); Hiệu lực HĐLĐ từ ngày ... đến ngày... (Loại và hiệu lực hợp đồng lao động: từ cột 20 đến 24). 

Ví dụ:

TM - Tăng mới theo HĐLĐ số 123/FVN-HĐLĐ ngày 01/08/2020, Thời hạn 1 năm, Hiệu lực từ ngày 01/08/2020 đến ngày 31/07/2021.

GH - CD HĐLD số ......... ngày ................ kể từ ngày ..................

AD - Truy thu theo D04h-TS ngày ........ từ tháng...../...... đến tháng ...../.......

TT - Truy thu BHYT

.................................

Tải mẫu Mẫu D02-LTD03-TS

Xem Hướng dẫn lập Mẫu D02-LT Danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Xem thêm Lưu ý khi làm Phát sinh tăng, giảm lao động tham gia BHXH, BHYT

Tỷ lệ thu (trích) BHXH, BHYT, BHTN và BH TNLĐ-BNN

Hệ thống các mã phương án nghiệp vụ như sau: 

STT Mã PA Nội dung / Ý nghĩa
1 TM Tăng mới lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN chưa có sổ BHXH hoặc đã có sổ
2 TD Tăng mới lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN đã có sổ BHXH hoặc Tăng do đơn vị khác chuyển đến 
3 TC Tăng mới lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN đã có sổ BHXH hoặc Tăng do chuyển tỉnh khác đến
4 TH Tăng mới HĐLĐ < 3 tháng chỉ tham gia BHXH
5 TN Tăng tham gia thất nghiệp
6 TL Tăng tham gia TNLÐ, BNN
7 TV Tăng tham gia quỹ Hưu trí, tử tuất
8 ON Đi làm lại sau TS, OF, KL
9 AD Truy thu BHXH, BHYT, BHTN (Bổ sung tăng) nguyên lương
10 AT Truy đóng theo MLTT tại thời điểm (Hệ số)
11 TT Truy thu BHYT (Bổ sung tăng quỹ KCB)
12 DC Điều chỉnh lương - kèm chức danh mới (nếu có)
13 DN Điều chỉnh tham gia thất nghiệp (MLTT thời điểm)
14 DL Điều chỉnh tham gia TNLĐ, BNN
15 DV Truy đóng Hưu trí, tử tuất
16 GH Giảm hẳn do chấm dứt HĐLĐ
17 GD Giảm do chuyển đơn vị
18 GC Giảm do chuyển tỉnh
19 GN Giảm tham gia thất nghiệp
20 GL Giảm tham gia TNLĐ, BNN
21 GV Giảm tham gia Hưu trí, tử tuất
22 TS Thai sản
23 OF Nghỉ do ốm đau
24 KL Nghỉ không lương
25 SB Thoái thu BHXH, BHTN (Bổ sung giảm nguyên lương)
26 TU Thoái thu BHYT (Bổ sung giảm quỹ KCB)
27 CD Điều chỉnh chức danh Không thay đổi mức đóng

Lưu ý: khi thực hiện phương án TM, TD, TC thì tăng cả BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN nên sẽ không được TN, TL kèm theo. GH, GD, DC sẽ giảm toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN.

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để thảo luận, cập nhật các vấn đề về BHXH: 

Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội - Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội