BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HÀ NỘI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 2696 /BHXH-PT-CST

V/v Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1018/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

 

          Hà Nội, ngày  31 tháng 10  năm 2014

Kính gửi: 

 

- Ông (Bà) Thủ trưởng các đơn vị sử dụng lao động; quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Đại lý thu BHXH, BHYT.             

 

Thực hiện Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011; Công văn số 4175/BHXH-PC ngày 31/10/2014 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1018/QĐ-BHXH.

Để thực hiện thống nhất trên địa bàn, BHXH thành phố Hà Nội hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT, đại lý thu một số nội dung sau:

1. Về quy trình tiếp nhận hồ sơ

- Thực hiện theo quy trình tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Quyết định 1258/QĐ-BHXH ngày 20/11/2013 của BHXH thành phố Hà Nội.

- Trường hợp giao dịch hồ sơ điện tử, thực hiện kê khai và chuyển hồ sơ theo quy định về giao dịch điện tử.

- Trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị sử dụng lao động: cơ quan BHXH sẽ thực hiện sau khi chuẩn bị đủ điều kiện.

2. Thành phần hồ sơ, biểu mẫu

2.1 - Tờ khai tham gia BHXH, BHYT thực hiện theo mẫu TK01-TS, TK02-TS. Bỏ 02 ảnh mầu cỡ 3x4.

Đơn vị sử dụng lao động hướng dẫn người lao động kê khai đúng với hồ sơ đơn vị đang quản lý. Cơ quan BHXH không thực hiện điều chỉnh hồ sơ thu, sổ BHXH, thẻ BHYT,...đối với những trường hợp sai sót trong quá trình kê khai (trừ trường hợp cá biệt).

2.2 - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS) lập theo mẫu mới, đơn vị lập 01 bản cho tất cả các thủ tục.

2.3 - Danh sách người tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) lập theo mẫu mới. Riêng nhóm đối tượng chỉ tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng sử dụng theo mẫu D03-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam.

2.4 - Mẫu D01b-TS chỉ sử dụng trong các thủ tục sau:

- Các trường hợp truy thu, thoái thu, điều chỉnh mức đóng, chốt sổ BHXH đơn vị nợ,...mà phải có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền (theo quy định tại Quyết định số 1947/QĐ-BHXH ngày 29/12/2011 của BHXH thành phố Hà Nội).

- Các đơn vị đăng ký đóng theo phương thức hàng quý hoặc 6 tháng một lần.

- Cấp lại, đổi sổ BHXH do đơn vị làm mất hỏng, thay đổi, cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh,...

2.5 - Mẫu D01-TS bỏ tại các thủ tục: truy thu BHXH đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài sau khi về nước, người lao động ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH, các thủ tục khác vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.

2.6 - Đối với trường hợp cấp lại, đổi sổ BHXH do thay đổi cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh: thay đơn đề nghị của người tham gia (mẫu D01-TS) bằng Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK2-TS). Các hồ sơ khác vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.

2.7- Thu hồi thẻ BHYT của người lao động ngừng việc, di chuyển, nghỉ hưởng chế độ (có bảng kê chi tiết kèm theo) chuyển cho cơ quan BHXH hoặc gửi Mẫu D02-TS bằng hình thức giao dịch hồ sơ điện tử để điều chỉnh số phải thu (trừ trường hợp chết).

Trường hợpgiao dịch hồ sơ điện tử thì cuối tháng chuyển thẻ BHYT cho cơ quan BHXH. Chi phí khám, chữa bệnh BHYT phát sinh (nếu có) kể từ thời điểm báo giảm (thời điểm đơn vị lập mẫu D02-TS) đến khi cơ quan BHXH nhận được thẻ BHYT, do đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán. Trường hợp hết tháng không thu hồi được thẻ của người lao động để trả cơ quan BHXH thì phải truy thu BHYT đến hết giá trị thẻ.

2.8 - Hồ sơ giải quyết chế độ BHXH

Đối với tất cả các loại hồ sơ để giải quyết chế độ BHXH, thì người sử dụng lao động, người lao động và thân nhân người lao động nộp một (01) bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

3. Hướng dẫn lập biểu mẫu

Lập biểu mẫu, ký xác nhận trên các mẫu tờ khai tham gia BHXH, BHYT; tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT; Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT thực hiện theo hướng dẫn lập và sử dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Công văn này.

4. Quy định trách nhiệm

 4.1 Đối với người lao động

 Kê khai đầy đủ, chính xác những thông tin trên biểu mẫu theo quy định, nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động kịp thời đảm bảo thời gian.

4.2 Đối với đơn vị sử dụng lao động

- Nộp hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng.

- Thời gian đầu để thuận tiện trong việc kê khai, lập hồ sơ, các đơn vị nộp hồ sơ theo mẫu cũ hoặc mới cơ quan BHXH vẫn tiếp nhận.

- Hàng tháng nhận kết quả, bao gồm:

+ Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT (Mẫu C12-TS).

+ Sổ BHXH.

+ Thẻ BHYT.

+ Danh sách cấp thẻ BHYT (mẫu D10a-TS).

+ Biên bản giao nhận thẻ BHYT.

+ Hồ sơ gốc (đối với các trường hợp thay đổi thông tin, cấp lại sổ BHXH).

 

Trên đây là một số hướng dẫn bổ sung nghiệp vụ thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chế độ BHXH. BHXH thành phố Hà Nội đề nghị Ông (Bà) Thủ trưởng các đơn vị sử dụng lao động, quản lý đối tượng, đại lý thu chỉ đạo bộ phận chuyên môn của đơn vị thực hiện các nội dung nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người tham gia theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bảo hiểm xã hội thành phố (các phòng: Thu, Cấp sổ thẻ, chế độ BHXH) để hướng dẫn bổ sung./.

 

    Nơi nhận:

- Như trên;

- GĐ & các PGĐ (để chỉ đạo);

- Các Phòng nghiệp vụ;                (để th/hiện)

- BHXH quận, huyện, thị xã;

- Lưu: VP, PT.

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

Huỳnh Thị Mai Phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN LẬP VÀ SỬ DỤNG BIỂU MẪU

THU BHXH, BHYT, BHTN

(kèm theo Công văn số 2696/BHXH-PT-CST ngày 31/10/2014)

 

1.     Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số TK1-TS).

A. THÔNG TIN CỦA NGƯỜI THAM GIA:

a. Mục đích:để kê khai các thông tin liên quan đến nhân thân, tiền lương, tiền công... khi đăng ký cùng tham gia BHXH, BHYT hoặc chỉ tham gia BHXH, chỉ tham gia BHYT và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

b. Trách nhiệm lập: người lao động cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, người tham gia BHXH, người chỉ tham gia BHYT (mỗi người chỉ lập một lần; trường hợp người chỉ tham gia BHXH hoặc người chỉ tham gia BHYT sau đó thuộc đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN chỉ kê khai bổ sung và ngược lại).

c. Thời gian lập:khi đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu.

d. Căn cứ lập:

- Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy khai sinh, hộ chiếu.

- Hồ sơ gốc: lý lịch, Hợp đồng lao động (HĐLĐ), Hợp đồng làm việc (HĐLV) các Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận và các giấy tờ chứng minh quyền lợi hưởng BHYT,...

e. Phương pháp lập:

- Số định danh: trong khi chờ cấp số định danh,nếu đã được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT thì ghi số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT, nếu chưa được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH, thẻ BHYT thì để trống để cơ quan BHXH ghi khi cấp mã.

[01]. Họ và tên: ghi bằng chữ in hoa có dấu.

[02]. Ngày, tháng, năm sinh: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu. Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh thì thì ghi ngày 01 tháng 01 (quy định tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch).

 [03]. Giới tính: là nam hay nữ thì đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng.

[04]. Dân tộc: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.

[05]. Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.

[06]. Nơi cấp giấy khai sinh (quê quán): ghi  UBND xã, phường; thị trấn cấp giấy khai sinh bản chính, trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi quê quán.

[07].Thân nhân (người giám hộ)

[07.1]: Ghi rõ tên thân nhân như: cha, mẹ hoặc người giám hộ.

[07.2]: Ghi rõ thân nhân khác (vợ, chồng, con, ...)

 [08]. Chứng minh thư: ghi số; ngày cấp; nơi cấp; ngày, tháng,  năm cấp chứng minh thư.

 [09]. Địa chỉ đăng ký hộ khẩu: ghi số nhà, đường phố, thôn xóm; xã, phường, thị trấn; Quận, huyện; tỉnh, thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thời điểm lập tờ khai.

[10]. Địa chỉ liên hệ: Ghi đầy đủ địa chỉ liên hệ nơi đang sinh sống: số nhà, đường phố, thôn xóm, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố để cơ quan BHXH gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT.

[11]. Số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại di động hoặc số điện thoại cố định, nếu không có để trống.

[12] Email: ghi địa chỉ mail (nếu có).

[13]. Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: ghi nơi khám chữa bệnh ban đầu thuận tiện nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.

 B. THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ:

I. Cùng tham gia BHXH, BHYT:

 [14]. Quyết định tuyển dụng, HĐLĐ hoặc HĐLV: ghi số, ngày tháng năm của quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV; ngày có hiệu lực của quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV và ghi loại hợp đồng (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 36 tháng hay không xác định thời hạn).

[15]. Tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ: ghi tên cơ quan, đơn vị nơi làm việc, địa chỉ nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở tại thời điểm đăng ký (ghi rõ xã, huyện, tỉnh).

[16]. Chức vụ, chức danh nghề, công việc: ghi đầy đủ cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV.

[17]. Lương chính: ghi tiền lương, tiền công được hưởng theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV, Riêng hưởng tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ thì ghi rõ loại ngoại tệ.

[18] Phụ cấp (nếu có): ghi đầy đủ các loại phụ cấp: chức vụ, thâm niên nghề, thâm niên vượt khung, khác được hưởng vào ô tương ứng nếu không có để trống (ví dụ: chức vụ: 0,3; Thâm niên vượt khung 5%...); riêng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) cộng vào ô lương chính (có ghi chú phần chênh lệch bảo lưu là bao nhiêu để theo dõi).

II. Tham gia BHXH tự nguyện

[19]. Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện: ghi thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện (theo hướng dẫn của cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH, BHYT).

[20]. Phương thức đóng: ghi dấu x vào các ô tương ứng để lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng, hằng quý hay 6 tháng một lần.

III. Chỉ tham gia BHYT

[21]. Tham gia BHYT theo đối tượng: ghi loại đối tượng tham gia BHYT (người nghèo, người có công, bảo trợ xã hội,...).

[22]. Tiền lương hoặc mức lương cơ sở: ghi lương hưu, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở. 

[23]. Phương thức đóng: ghi dấu x vào các ô tương ứng để lựa chọn phương thức đóng BHYT 6 tháng hoặc một năm một lần.

* Ghi chú:

- Mục “A”: tất cả đối tượng bắt buộc phải kê khai.

- Mục “B”:

   + Người cùng tham gia BHXH, BHYT kê khai khoản “I”.

   + Người tham gia BHXH tự nguyện kê khai khoản “II”.

   + Người chỉ tham gia BHYT kê khai khoản “III

2. Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu TK2-TS)

a. Mục đích:để kê khai bổ sung thông tin hoặc thay đổi thông tin của người tham gia BHXH, BHYT.

b. Trách nhiệm lập:người lao động cùng tham gia BHXH, BHYT; người chỉ tham gia BHXH hoặc người chỉ tham gia BHYT khi bổ sung hoặc thay đổi thông tin hoặc thay đổi loại hình tham gia.

c. Thời gian lập:khi có thay đổi, bổ sung thông tin hoặc thay đổi loại hình tham gia.

d. Căn cứ lập:

- Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh, hộ chiếu.

- Hồ sơ gốc: lý lịch, Hợp đồng lao động (HĐLĐ), Hợp đồng làm việc (HĐLV), các Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận và các giấy tờ chứng minh quyền lợi hưởng BHYT,...

e. Phương pháp lập:thực hiện theo hướng dẫn Mẫu TK1-TS.

Thông tin bắt buộc người tham gia phải khai báo: [01].Họ và tên (viết chữ in hoa); [02].Ngày tháng năm sinh; [03].Giới tính; [04]. Dân tộc; [05]. Quốc tịch; [06]. Thân nhân; [07]. Số chứng minh thư (hộ chiếu); [08]. Địa chỉ đăng ký hộ khẩu; [09]. Địa chỉ liên hệ (nơi sinh sống); IV. Hồ sơ gửi kèm để chứng minh. 

3. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS)

a. Mục đích:để đơn vị kê khai lao động, tiền lương, tiền công tham gia BHXH, BHYT; điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT và đăng ký cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người lao động thuộc đơn vị.

b.Trách nhiệm lập: Đơn vị sử dụng lao động.

c. Thời gian lập:Khi có phát sinh.

d. Căn cứ lập:Tờ khai tham gia BHXH, BHYT; HĐLĐ, HĐLV, Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, Quyết định nâng lương, thuyên chuyển và các hồ sơ khác có liên quan.

e. Phương pháp lập:

A. Ghi theo cột các chỉ tiêu:

- Cột A ( số thứ tự ): Ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục

- Cột B ( họ và tên ): Ghi đầy đủ họ và tên của từng người lao động, không được ghi tắt, ghi ký hiệu riêng, không tẩy xóa, sửa chữa, ghi chồng đè. Ghi tương ứng vào từng mục tăng lao động, tăng mức đóng hoặc giảm lao động, giảm mức đóng. Trong từng mục lại ghi theo thứ tự: người đã có sổ BHXH ghi trước, người chưa có sổ BHXH ghi sau.

- Cột 1 ( Số định danh ): Trong khi chờ cấp số định danh, tạm thời ghi số sổ BHXH  đối với người đã có sổ BHXH; người chưa có sổ BHXH thì để trống.

- Cột 2: Ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ , chức danh nghề, công việc, điều kiện nơi làm việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV.

- Cột 3 – cột 7: ghi tiền lương và phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động đối với các trường hợp tăng (giảm) lao động. Trường hợp tăng (giảm) tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN, thì tiền lương, phụ cấp cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức mới, cụ thể:

1. Đối với người lao động hưởng lương theo thang bảng lương nhà nước:

- Cột 3( tiền lương ): Ghi tiền lương của người lao động (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

- Cột 4 : ghi hệ số phụ cấp chức vụ (ghi hệ số).

- Cột 5: ghi tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung.

- Cột 6: ghi tỷ lệ % phụ cấp thâm niên nghề.

- Cột 7: ghi phụ cấp khác (nếu có).

- Cột 8: ghi từ tháng năm người lao động bắt đầu tham gia hoặc điều chỉnh mức đóng.

2. Đối với người lao động hưởng lương do người sử dụng lao động quy định:

- Cột 3 (tiền lương): ghi tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của người lao động theo HĐLĐ, HĐLV. Nếu trên HĐLĐ, HĐLV ghi tiền lương hệ số hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ thì phải quy đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo quy định.

- Cột 8: ghi từ tháng năm người lao động bắt đầu tham gia hoặc điều chỉnh mức đóng.

- Cột 9: Ghi chú.

B. Ghi theo dòng các chỉ tiêu:

            - Tăng: ghi theo thứ tự lao động tăng mới; điều chỉnh tăng tiền lương đóng.

            - Giảm: ghi theo thứ tự lao động giảm do chuyển đi, nghỉ hưởng chế độ BHXH…, điều chỉnh giảm tiền lương đóng.

I. Tăng:

            1. Tăng lao động:

1.1. Tăng lao động báo cáo kịp thời trong tháng:

VD: Đơn vị phát sinh tăng lao động tháng 11/2014, báo tăng lao động, tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT tháng 11/2014.

            Cột 8: từ tháng 11/2014.

            1.2. Tăng lao động có truy thu bổ sung tháng trước đến tháng hiện tại:

VD: Đơn vị phát sinh tăng lao động tháng 08/2014, báo tăng lao động, tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT tháng 11/2014.

Cột 8: từ tháng 08/2014.

1.3 Truy thu BHXH cộng nối thời gian, truy thu không đến tháng hiện tại,...

VD: Đơn vị phát sinh tăng đóng bổ sung BHXH: lao động đã báo tăng từ tháng 01/2014. Tuy nhiên HĐLD phát sinh từ tháng 06/2013.Vậy cách đơn vị kê khai như sau:

+ Cột 8: từ tháng 06/2013.

+ Cột 9 (cột ghi chú): ghi đến tháng 12/2013.

1.4 - Tăng lao động tham gia BHTN:

VD: Người lao động đã tham gia BHXH, BHYT nhưng chưa đủ điều kiện   tham gia BHTN, đến tháng 11/2014 đủ điều kiện tham gia BHTN, đơn vị báo tăng đóng BHTN từ tháng 11/2014.

Cột 8: từ tháng 11/2014.

Cột 9 (ghi chú): ghi phương án TN (tăng đóng BHTN).

            2. Tăng mức đóng:

            2.1. Tăng lương, phụ cấp báo cáo kịp thời:

            VD: Đơn vị phát sinh tăng tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trong tháng 11/2014.

Cột 8: từ tháng 11/2014.

            2.2. Tăng lương có truy đóng BHXH, BHYT, BHTN đến tháng hiện tại: ghi các trường hợp người lao động có điều chỉnh tăng lương và phụ cấp nhưng chưa đóng kịp thời phải truy đóng số tiền BHXH, BHYT, BHTN của các tháng trước.

            VD: Đơn vị phát sinh tăng lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ tháng 08/2014.

Cột 8: từ tháng 08/2014.

2.3 Truy đóng do điều chỉnh mức đóng không đến tháng hiện tại:

            VD: Đơn vị phát sinh truy đóng tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN do tăng lương cho người lao động từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2014 (do đóng sót), đơn vị báo tăng điều chỉnh vào biểu D02-TS tháng 11/2014.

            Cột 8: 01/2014.

            Cột 9 (ghi chú): đến tháng 6/2014.

2.4 Truy đóng BHYT (trường hợp nghỉ việc,...báo giảm không trả thẻ BHYT:

Cột 8: ghi từ tháng bắt đầu giảm không trả thẻ.

Cột 9: ghi phương án TT, đến tháng( giá trị cuối của thẻ BHYT).

II. Giảm:

1. Giảm lao động:

1.1- Giảm lao động báo cáo kịp thời trong tháng:

VD: Đơn vị phát sinh giảm lao động tháng 11/2014, đơn vị lập biểu tháng 11/2014.

            Cột 8: từ tháng 11/2014.

            1.2. Giảm lao động có báo giảm bổ sung tháng trước đến tháng hiện tại:

VD: Đơn vị phát sinh giảm lao động tháng 08/2014, đơn vị lập biểu tháng 11/2014.

Cột 8: từ tháng 08/2014.

1.3 Báo giảm BHXH do đóng trùng, báo giảm một khoảng thời gian không đến tháng hiện tại,...

VD: Đơn vị phát sinh đóng trùng BHXH từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2013.Vậy cách đơn vị kê khai như sau:

+ Cột 8: từ tháng 01/2013.

+ Cột 9 (cột ghi chú): ghi đến tháng 06/2013.

1.4 - Báo giảm lao động tham gia BHTN:

1.4.1 - Báo giảm kịp thời đúng tháng

VD: Người lao động đã tham gia BHTN nhưng đến tháng 01/2014 đơn vị dưới 10 lao động nên không đủ điều kiện đóng BHTN. Khi rà soát và đưa vào phát sinh tháng 11/2014.

Cột 8: từ tháng 01/2014.

Cột 9 (ghi chú): ghi phương án GN (giảm đóng BHTN).

1.4.2 - Báo giảm BHTN không đến tháng hiện tại

VD: Người lao động đã tham gia BHTN nhưng đến tháng 01/2014 đơn vị dưới 10 lao động nên không đủ điều kiện đóng BHTN. Tháng 6/2014 đơn vị tăng thêm trên 10 lao động, đủ điều kiện đóng BHTN. Khi rà soát và đưa vào phát sinh tháng 11/2014.

Cột 8: từ tháng 01/2014.

Cột 9 (ghi chú): đến tháng 06/2014,phương án ghi GN (giảm đóng BHTN).

* Ghi chú: Các trường hợp báo giảm lao động, tại cột ghi chú ngoài ghi các tiêu thức như hướng dẫn ở trên, đơn vị ghi bổ sung thêm phương án để thuận tiện khi thực hiện cập nhật vào cơ sở dữ liệu.

VD: giảm hẳn(GH), giảm thai sản(TS), giảm do nghỉ không lương, nghỉ ốm (OFF).

2. Giảm mức đóng:

            2.1. Giảm lương, phụ cấp báo cáo kịp thời:

            VD: Đơn vị phát sinh giảm tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trong tháng 11/2014.

Cột 8: từ tháng 11/2014.

            2.2. Giảm lương có điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN đến tháng hiện tại: ghi các trường hợp người lao động có điều chỉnh giảm lương và phụ cấp nhưng chưa báo giảm kịp thời phải báo giảm số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của các tháng trước.

            VD: Đơn vị phát sinh giảm lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ tháng 08/2014.

Cột 8: từ tháng 08/2014.

2.3 Báo giảm do điều chỉnh mức đóng không đến tháng hiện tại:

            VD: Đơn vị phát sinh báo giảm đóng tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN do giảm lương của người lao động từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2014, đơn vị báo giảm điều chỉnh vào biểu D02-TS tháng 11/2014.

            Cột 8: 01/2014.

            Cột 9 (ghi chú): đến tháng 6/2014.

2.4 Hoàn trả BHYT (trường hợp nghỉ việc,...đã truy thu BHYT sau đó thu hồi được thẻ BHYT trả cho cơ quan BHXH):

Cột 8: ghi từ tháng bắt đầu trả thẻ.

Cột 9: ghi phương án TU, đến tháng (giá trị cuối của thẻ BHYT).

* Phaàn toång hôïp:

- Tổng số tờ khai:

- Tổng số sổ BHXH đề nghị cấp:

- Tổng số thẻ BHYT đề nghị cấp:

- Thời hạn từ …/ …/ …. Đến …/ … / ….

Ghi chú:

+ Đơn vị tham khảo báo cáo mẫu: Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS).

+ Nếu trong tháng đơn vị kê khai nhiều đợt lao động đóng BHXH, BHYT thì đánh số các danh sách.

+ Đơn vị gửi file dữ liệu (file template) bằng Email cho cơ quan BHXH.      

4. Danh sách người tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).

a. Mục đích:kê khai các thông tin của người chỉ tham gia BHYT để thu, cấp thẻ BHYT theo quy định.

b. Trách nhiệm lập:UBND xã, phường, thị trấn hoặc đại lý thu lập cho người tham gia theo từng nhóm đối tượng, tham gia tại đại lý. Đại lý thu tính toán mức đóng, giảm mức đóng,...; thu tiền đóng của người tham gia BHYT nộp cho cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT.

c. Thời gian lập:lập khi đơn vị bắt đầu tham gia đóng BHYT và khi có biến động (tăng, giảm) về người tham gia, số tiền đóng BHYT.

d. Phương pháp lập:

- Ghi rõ tên đơn vị tại thời điểm đăng ký.

- Ghi số định danh khi được cơ quan BHXH cấp (trường hợp chưa có số định danh ghi số sổ tạm).

- Đối tượng tham gia: ghi loại đối tượng tham gia BHYT (người nghèo, người có công, trẻ em dưới 6 tuối,...).

- Tỷ lệ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: ghi tỷ lệ % ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ ( bao gồm tỷ lệ theo quy định của Nhà nước, của địa phương và các nguồn khác) đối với một số loại đối tượng được quy định trong Luật BHYT.

* Các chỉ tiêu theo cột:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục: đối tượng tăng, đối tượng giảm.

- Cột B: ghi họ, tên người tham gia BHYT.

- Cột 1: ghi mã số định danh cấp (trường hợp chưa có số định danh ghi số sổ tạm).

- Cột 2: ghi mức tiền làm căn cứ đóng BHYT của người tham gia.

- Cột 3: chỉ ghi đối với những trương hợp tham gia theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng (ví dụ: 70%, 60%, 50%, 40%).

- Cột 4: ghi thời hạn sử dụng thẻ BHYT từ ngày.

- Cột 5: ghi số tiền đóng BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT.

- Cột 6: Ghi chú (nếu có).

* Chỉ tiêu theo hàng ngang.

- Tăng: ghi thứ tự người tham gia BHYT tăng.

- Giảm: ghi thứ tự người tham gia BHYT giảm.

- Điều chỉnh: ghi điều chỉnh.

5. Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).

1. Mục đích:để đại lý thu hoặc cơ quan BHXH huyện kê khai những người tham gia BHXH tự nguyện tăng mới, đóng tiếp, đóng lại,...

2. Trách nhiệm lập:đại lý thu, cơ quan BHXH huyện.

3. Thời gian lập:khi có phát sinh.

4. Căn cứ lập:hồ sơ gốc (giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu)

5. Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục tăng mới, đóng tiếp, đóng lại,...

- Cột B: ghi họ, tên người tham gia BHXH tự nguyện và ghi vào từng mục tăng mới, đóng tiếp, đóng lại tương ứng.

- Cột 1: để trống để cơ quan BHXH ghi khi cấp mã.

- Cột 2: ghi mức tiền làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện do người tham gia lựa chọn.

- Cột 3, cột 4: ghi đóng từ tháng năm đến tháng năm.

- Cột 5: ghi số tiền đóng BHXH tự nguyện tương ứng với số tháng đóng.

- Cột 6: ghi những nội dung bổ sung (nếu có)./.