5. Cấp thẻ BHYT hàng năm

5.1- Trình tự thực hiện

- Tháng 10 hàng năm BHXH nơi quản lý đơn vị có văn bản hướng dẫn gửi kèm dữ liệu để các đơn vị thực hiện rà soát.

- Thực hiện cấp tiếp thẻ BHYT cho đơn vị khi có văn bản đề nghị cấp thẻ BHYT kỳ tiếp theo mẫu D01b-TS của đơn vị. Văn bản phải gửi trước khi thẻ BHYT cũ hết thời hạn sử dụng ít nhất 30 ngày. 

Trường hợp khi thẻ BHYT hết hạn mà đơn vị chưa có văn bản đề nghị cấp thẻ kỳ tiếp theo thì cơ quan BHXH chỉ cấp thẻ có giá trị sử dụng từ khi đơn vị có văn bản đề nghị.

- Đối với đối tượng HSSV, cận nghèo, tự nguyện nhân dân chỉ được cấp thẻ BHYT khi đã thu đủ số tiền thuộc trách nhiệm đóng của người tham gia.

5.2- Thẩm quyền giải quyết cấp thẻ BHYT đối với các đơn vị nợ tiền

5.2.1- Giám đốc BHXH huyện hoặc Trưởng phòng thu: Các đơn vị sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các báo biểu kê khai đối chiếu thu nộp, nhưng còn nợ BHXH, BHYT, BHTN dưới 06 tháng, BHXH huyện yêu cầu đơn vị có văn bản giải trình, xác định rõ kế hoạch trích nộp số tiền còn nợ BHXH, BHYT, BHTN và cam kết chuyển trước số tiền còn phải đóng về BHYT. Giám đốc BHXH huyện kiểm tra và giải quyết phát hành thẻ BHYT khi đơn vị đã chuyển số tiền phải đóng BHYT;

5.2.2- Giám đốc BHXH Thành phố: Các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHYT, BHTN từ 06 tháng trở lên, BHXH huyện kiểm tra cụ thể và ghi ý kiến đề xuất vào văn bản đề nghị của đơn vị theo hướng dẫn ở trên, gửi về Phòng Thu để báo cáo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội xem xét, quyết định;

5.2.3- Trường hợp đơn vị không chuyển trước tiền BHYT thì chỉ cấp thẻ đợt đầu năm tài chính có giá trị sử dụng không quá 3 tháng từ khi văn bản đề nghị của đơn vị được phê duyệt. Cơ quan BHXH nơi quản lý đơn vị theo dõi việc nộp tiền BHYT của đơn vị để tiếp tục gia hạn thẻ theo thẩm quyền.