Nghiệp vụ này đã không còn phù hợp từ 01/2019 - Tham khảo thêm chuyên mục Hướng dẫn nghiệp vụ

Hướng dẫn tạm thời nghiệp vụ báo giảm lao động Nghỉ việc, Nghỉ không lương, Nghỉ ốm:

Căn cứ tình hình thực tế phát sinh và khả năng đáp ứng của phần mềm quản lý, chúng tôi xin hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ báo giảm Nghỉ không lương (KL), Nghỉ ốm (OF) phát sinh như sau (đối với các đơn vị trên địa bàn Hà Nội - các tỉnh khác có thể áp dụng hay không tùy theo cơ quan BHXH tỉnh đó):

I- Báo giảm Nghỉ không lương (mã nghiệp vụ: KL):

1. Căn cứ:

Căn cứ đơn xin nghỉ không lương, bảng chấm công, bảng lương của người lao động trong tháng Nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên, đơn vị thực hiện báo giảm Nghỉ không lương đối với người lao động.

2. Nghiệp vụ chính và Lập biểu:

- Nghỉ không lương sẽ thực hiện giảm thu cả 3 quỹ BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương đóng BHXH của tháng liền kề.

- Đưa vào biểu D02-TS phần Giảm - mục Lao động: điền đầy đủ các tiêu chí Họ và tên; Mã số BHXH (số sổ BHXH); Chức vụ, chức danh, nghề nghiệp và Nơi làm việc (nếu làm ở địa bàn khác nơi đăng ký kinh doanh của đơn vị); Mức lương, phụ cấp lương tháng liền kề tháng báo giảm hiện tại; Từ tháng, đến tháng; Ghi chú ghi KL và căn cứ báo giảm (QĐ....)

3. Nghiệp vụ bổ sung, lưu ý:

- Hiện nay khi báo giảm nghỉ không lương, hệ thống phần mềm quản lý tự động cắt thẻ và vô hiệu hóa giá trị thẻ, người lao động không được tham gia BHYT bắt buộc tại đơn vị và Không bị truy thu giá trị thẻ BHYT, do đó đơn vị không thực hiện Truy thu BHYT như trước đây (TT).

- Người lao động muốn tiếp tục tham gia BHYT trong thời gian này phải thực hiện tham gia BHYT tự nguyện tại địa bàn nơi sinh sống, cung cấp thẻ BHYT được cấp tại đơn vị (có thể phô tô) để được nối hạn và có giá trị sử dụng ngay khi tham gia BHYT tự nguyện. Khi lao động đi làm trở lại và thẻ BHYT tại đơn vị có giá trị sử dụng trở lại thì người lao động làm thủ tục để được Thoái thu phần giá trị thẻ BHYT tự nguyện => Đây là một phần xử lý tình huống khi người lao động cần sử dụng thẻ BHYT để đi KCB.

 

II- Báo giảm Nghỉ ốm (mã nghiệp vụ: OF):

1. Căn cứ:

Căn cứ chứng từ khám chữa bệnh (C65-HD, Giấy ra vào viện, hồ sơ bệnh án...), bảng chấm công, bảng lương của người lao động trong tháng Nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên, đơn vị thực hiện báo giảm Nghỉ ốm đối với người lao động.

2. Nghiệp vụ chính và Lập biểu:

- Nghỉ ốm sẽ thực hiện giảm thu cả 3 quỹ BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương đóng BHXH của tháng liền kề.

- Đưa vào biểu D02-TS phần Giảm - mục Lao động: điền đầy đủ các tiêu chí Họ và tên; Mã số BHXH (số sổ BHXH); Chức vụ, chức danh, nghề nghiệp và Nơi làm việc (nếu làm ở địa bàn khác nơi đăng ký kinh doanh của đơn vị); Mức lương, phụ cấp lương tháng liền kề tháng báo giảm hiện tại; Từ tháng, đến tháng; Ghi chú ghi OF và căn cứ báo giảm (.......)

3. Nghiệp vụ bổ sung, lưu ý:

Hiện nay khi báo giảm nghỉ không lương Không thực hiện (không tíc) thu hồi thẻ, người lao động vẫn được tham gia BHYT bắt buộc tại đơn vị, đơn vị và người lao động không phải đóng BHYT, Không bị truy thu giá trị thẻ BHYT. Tuy nhiên, do yêu cầu quản lý nên:

a) Trường hợp khi báo giảm nghỉ không lương có chứng từ nghỉ ốm đã được duyệt (C70b-HD) thì đơn vị không bị truy thu giá trị thẻ (TT).

b) Trường hợp khi báo giảm nghỉ không lương CHƯA CÓ chứng từ nghỉ ốm đã được duyệt (C70b-HD):

- Khi báo giảm nghỉ ốm (OF) đơn vị phải báo bổ sung nghiệp vụ Truy thu BHYT (mã nghiệp vụ: TT) từ tháng báo giảm đến hết giá trị thẻ. Có thể đưa vào D02-TS phần Tăng - mục BHYT hoặc Khác, Mức lương truy thu BHYT (TU) là mức lương tháng liền kề hoặc Gần nhất.

- Khi có chứng từ nghỉ ốm đã được duyệt (C70b-HD) thì đơn vị lập D02-TS bổ sung nghiệp vụ Thoái thu BHYT đã bị truy thu ở trên (mã nghiệp vụ: TU). Có thể đưa vào D02-TS phần Giảm - mục BHYT hoặc Khác, Mức lương thoái thu BHYT (TU) là mức lương đã truy thu BHYT ở trên.


III- Báo giảm Nghỉ việc (mã nghiệp vụ: GH):

1. Căn cứ:

Căn cứ Quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc Quyết định cho thôi việc... Cán bộ thực hiện lập báo cáo D02-TS để báo giảm lao động nghỉ việc.

2. Nghiệp vụ chính và Lập biểu:

- Nghỉ việc sẽ thực hiện giảm thu cả 3 quỹ BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương đóng BHXH của tháng liền kề.

- Đưa vào biểu D02-TS phần Giảm - mục Lao động: điền đầy đủ các tiêu chí Họ và tên; Mã số BHXH (số sổ BHXH); Chức vụ, chức danh, nghề nghiệp và Nơi làm việc (nếu làm ở địa bàn khác nơi đăng ký kinh doanh của đơn vị); Mức lương, phụ cấp lương tháng liền kề tháng báo giảm hiện tại; Từ tháng, đến tháng; Ghi chú ghi GH và căn cứ báo giảm (QĐ....)

3. Nghiệp vụ bổ sung, lưu ý:

- Hiện nay khi báo giảm nghỉ việc hệ thống phần mềm quản lý tự động cắt thẻ và vô hiệu hóa giá trị thẻ, Đơn vị và người lao động không cần phải thu hồi thẻ trả cơ quan BHXH và Không bị truy thu giá trị thẻ BHYT.

- Sau khi báo giảm hoặc đồng thời với đợt báo giảm nghỉ việc, đơn vị thực hiện thủ tục Chốt sổ (Xác nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN) cho người lao động SAU KHI NỘP ĐỦ BHXH, BHYT, BHTN của toàn đơn vị đến tháng trước Tháng báo giảm.

 

 

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để cập nhật tin tức về BHXH: 

Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hộibấm vào đây

Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội: bấm vào đây