Công văn 3164/BHXH-QLT ngày 12/07/2021 của BHXH Hà Nội hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người  lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

(Tải mẫu ở cuối bài)

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để cập nhật tin tức về BHXH: 

Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội - Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 3164 /BHXH-QLT

V/v triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người  lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

               Hà Nội, ngày  12 tháng  07 năm 2021

 

Kính gửi:

 

 

 

 

 - Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã;

 - Văn phòng, các phòng nghiệp vụ.

 

        Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (gọi chung là Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg); Công văn số 1988/BHXH-TST ngày 08/7/2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi chung là Công văn số 1988/BHXH-TST); Công văn số 1253/CNTT-PM ngày 09/07/2021 của Trung tâm Công nghệ Thông tin về việc nâng cấp phần mềm đáp ứng Công văn số 1988/BHXH-TST. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hướng dẫn thực hiện như sau: 

        I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

        1. Về chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

         - Đối tượng hỗ trợ, mức đóng, thời gian áp dụng mức đóng, đăng ký tham gia, lựa chọn phương thức đóng, sử dụng và quản lý quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thực hiện theo Điều 1, Điều 2, Điều 3 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

         - Quy trình, trách nhiệm thực hiện theo khoản 5 Phần I Công văn số 1988/BHXH-TST ngày 08/7/2021 Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

        2. Về chính sách  tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

         Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 

         Quy trình, trách nhiệm thực hiện theo khoản 1 Phần I Công văn số 1988/BHXH-TST.

         Lưu ý:

        - Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện và được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Quyết định này thì tổng thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 không quá 12 tháng.

        - Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động.

         - Đối với các trường hợp đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Hướng dẫn liên ngành số 882/HDLN-BHXH-LĐTB&XH-TC ngày 24/3/2020 của Liên ngành Bảo hiểm xã hội - Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Sở Tài chính, Công văn số 2336/STC-TCDN ngày 20/4/2020 của Sở Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung việc xác định giá trị tài sản bị thiệt hại do dịch Covid-19 để tạm dừng đóng và quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp. 

        3. Về xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 17, khoản 1 Điều 21, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

        - Quy trình, trách nhiệm thực hiện theo khoản 2, khoản 4 Phần I Công văn số 1988/BHXH-TST.

        4. Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề

        Bảo hiểm xã hội Thành phố thực hiện tiếp nhận và giải quyết các quyết định hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (bao gồm Quyết định, Phương án hỗ trợ đào tạo và Danh sách người lao động tham gia đào tạo kèm theo Phương án); quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (sau đây gọi chung là hỗ trợ đào tạo) từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

        Quy trình, trách nhiệm thực hiện theo khoản 3 Phần I Công văn số 1988/BHXH-TST.

        II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng  nghiệp vụ, Giám đốc BHXH các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc BHXH Thành phố về việc về việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Công văn số 1988/BHXH-TST và văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Xác nhận đảm bảo chính xác, đúng thời gian theo quy định, tránh việc lạm dụng, trục lợi chính sách của Nhà nước.

        1. Văn phòng BHXH Thành phố:

        - Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan xây dựng quy trình, triển khai đến bộ phận một cửa của Văn phòng và 30/30 BHXH quận, huyện, thị xã; thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định tại Công văn số 1988/BHXH-TST; hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người lao động sử dụng các dịch vụ công đối với lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, BHYT, BHTN theo hướng dẫn của Chính phủ và của BHXH Việt Nam (có phụ lục kèm theo). Cụ thể:

        + Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giao dịch điện tử: 600f, Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giấy: 600FG).

        + Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giao dịch điện tử: 600g, Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giấy: 600GG).

        + Hỗ trợ người lao động ngừng việc (Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giao dịch điện tử: 600h, Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giấy: 600HG).

        + Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất (Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giao dịch điện tử: 600g, Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giấy: 600IG).

        + Giải quyết giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giao dịch điện tử: 600e, Mã dịch vụ công đối với hồ sơ giấy: 600EG).

        + Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Mã dịch vụ công hồ sơ giấy mã số 10205/HNO; hồ sơ điện tử mã số 600d).

        - Tổ chức luồng, bàn giải quyết thủ tục hành chính thuận tiện cho đơn vị và người lao động đến giải quyết các thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

        - Tiếp nhận và kịp thời tư vấn, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người lao động sử dụng các dịch vụ công đối với lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, BHYT, BHTN theo hướng dẫn của Chính phủ và của BHXH Việt Nam.

        2. Phòng Quản lý thu

        - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện;

        -  Xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 17, khoản 1 Điều 21, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg;

        - Triển khai thực hiện các quy định về việc giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Công văn số 1988/BHXH-TST, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

        - Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động kê khai, cập nhật mã ngành nghề (Phụ lục kèm theo) vào phần mềm quản lý; hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người lao động sử dụng các dịch vụ công đối với lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, BHYT, BHTN theo hướng dẫn của Chính phủ và của BHXH Việt Nam.

        - Hàng ngày tổng hợp kết quả, báo cáo theo Mẫu số 01/NQ68-TST, Mẫu số 02/NQ68-TST (qua Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ);

        - Tiếp nhận và kịp thời tư vấn, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Định kỳ hàng tuần tổng hợp các vướng mắc gửi BHXH Việt Nam (Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ) để giải quyết;

        3. Phòng Kế hoạch Tài chính

        - Phối hợp với Văn phòng, phòng Chế độ BHXH, phòng nghiệp vụ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện quy trình tại khoản 3 Phần I Công văn số 1988/BHXH-TST;

        -  Chủ trì, phối hợp với Phòng Chế độ BHXH xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động của 06 tháng cuối năm 2021 gửi BHXH Việt Nam trước ngày 30/7/2021;

        - Tổng hợp số liệu chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động vào Mẫu số 4-CBH (theo Quyết định 166/QĐ-BHXH), báo cáo BHXH Việt Nam theo quy định;

        - Tiếp nhận, giải đáp vướng mắc của người lao động và đơn vị sử dụng lao động (theo chức năng, nhiệm vụ).

        4. Phòng Chế độ BHXH

        - Phối hợp với Văn phòng, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng nghiệp vụ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện quy trình tại khoản 3 Phần I Công văn số 1988/BHXH-TST;

        - Giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian áp dụng mức đóng 0% vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg;

        - Trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo BHXH Việt Nam kết quả chi trả và thu hồi kinh phí hỗ trợ đào tạo theo Mẫu số 27-HSB.

        - Cung cấp dự toán số người hưởng làm căn cứ xây dựng dự toán kinh phí kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho Phòng Kế hoạch Tài chính trước ngày 20/7/2021.

        - Tiếp nhận, giải đáp vướng mắc của người lao động và đơn vị sử dụng lao động (theo chức năng, nhiệm vụ).

        5. Phòng Truyền thông và phát triển đối tượng

    Thông tin kịp thời, đầy đủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp của cơ quan BHXH thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

        - Tiếp nhận và kịp thời tư vấn, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của người lao động và đơn vị sử dụng lao động.

        6. Phòng Công nghệ Thông tin

         - Chủ trì phối hợp với Văn phòng,  Phòng Quản lý Thu, các phòng nghiệp vụ và Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã trong việc sử dụng các phần mềm nghiệp vụ, dịch vụ công đáp ứng việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp;

            - Phối hợp với các nhà Ivan hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động thực hiện các thủ tục liên quan các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

        - Tiếp nhận và kịp thời tư vấn, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của người lao động và đơn vị sử dụng lao động.

        7. BHXH các quận, huyện, thị xã

           -  Xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 17, khoản 1 Điều 21, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg;

           - Triển khai thực hiện các quy định về việc giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Công văn số 1988/BHXH-TST, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

           - Hướng dẫn các cơ quan quản lý đối tượng; đơn vị sử dụng
lao động; đại lý thu; các cơ sở y tế, giáo dục và người dân trên địa bàn các quy định của Chính phủ, BHXH Việt Nam và của các cơ quan có thẩm quyền các chính sách
hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người lao động sử dụng các dịch vụ công đối với lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, BHYT, BHTN theo hướng dẫn của Chính phủ và của BHXH Việt Nam.

        - Phối hợp với các phòng, ban, ngành cùng cấp trong việc xác nhận, rà soát, xác minh các đối tượng được hỗ trợ theo quy định.

        - Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động kê khai, cập nhật mã ngành nghề (Phụ lục kèm theo) vào phần mềm quản lý.

        - Hằng ngày trước 15h tổng hợp kết quả, báo cáo BHXH thành phố (qua phòng Quản lý thu theo Mẫu số 01/NQ68-TST, Mẫu số 02/NQ68-TST.

        - Tiếp nhận và kịp thời tư vấn, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Định kỳ hàng tuần tổng hợp các vướng mắc gửi BHXH Thành phố Hà Nội (Phòng Quản lý Thu) để tổng hợp báo cáo.

        Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đề nghị Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng nghiệp vụ, Giám đốc BHXH các quận, huyện thị xã hướng dẫn các đơn vị và người lao động nghiêm túc triển khai thực hiện đúng các nội dung theo quy định, đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về BHXH Thành phố (qua phòng Quản lý thu, Văn phòng) để xem xét, giải quyết./.

Xem Hướng dẫn tóm tắt Quy trình, thủ tục hưởng chính sách hỗ trợ do dịch Covid-19 năm 2021

Nơi nhận:

- Như trên;
- BHXH Việt Nam (để b/c);
- UBND Thành phố HN (để b/c);
- Sở LĐTB&XH Hà Nội (để ph/h);
- Giám đốc BHXH TP (để b/c);
- Các PGĐ BHXH TP (để c/đ);
- Lưu: VP, QLT.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Đàm Thị Hòa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

Page1.jpg Page2.jpg Page3.jpg Page4.jpg

Phụ lục 2

Page1.jpg Page2.jpg