Bạn hãy xem Hướng dẫn rà soát chênh lệch lao động với cơ quan thuế năm 2022Công văn 5123/BHXH-TST hướng dẫn rà soát Lao động chênh lệch Thuế 2023 của BHXH TP Hồ Chí Minh và những giải đáp thắc mắc dưới đây nhé:

1. Căn cứ vào đâu để rà soát chênh lệch lao động với cơ quan thuế?

Căn cứ vào Danh sách hoặc file dữ liệu do cơ quan BHXH quận, huyện đang quản lý gửi để tiến hành rà soát.

2. Thực hiện rà soát chênh lệch lao động với cơ quan thuế như thế nào?

Tùy từng năm sẽ có mẫu biểu cụ thể phục vụ cho việc rà soát. Năm 2022 thực hiện rà soát chênh lệch lao động với cơ quan thuế dựa trên dữ liệu quyết toán Thuế TNCN năm 2021 tại các đơn vị, năm 2023 dựa trên DL Thuế TNCN 2022... Hãy xem Hướng dẫn rà soát chênh lệch lao động với cơ quan thuế năm 2022

Ra soat thue.jpg

3. Có phải đơn vị nào cũng phải rà soát chênh lệch lao động với cơ quan thuế không?

Không. Chỉ đơn vị nào có chênh lệch lao động với cơ quan thuế, được BHXH gửi Danh sách hoặc dữ liệu thì mới phải thực hiện rà soát.

4. Người lao động chỉ làm việc được ít ngày rồi nghỉ việc, không đủ điều kiện tham gia BHXH thì đưa vào mục nào?

Do hệ thống bảng biểu theo mẫu 06-KT không có chi tiết dành cho đối tượng này nên có thể đưa vào Bảng 2 - mục HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng (coi như HĐLĐ dưới 1 tháng)

06-KT p3 B1 B2.JPG

5. Người lao động có hợp đồng thử việc, học nghề được trả lương, không đủ điều kiện tham gia BHXH thì đưa vào mục nào?

Trường hợp này có thể đưa vào Bảng 2 - mục HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng (coi như HĐLĐ dưới 1 tháng) và ghi chú rõ loại hợp đồng thử việc, học nghề...

6. Lao động đã tham gia và nghỉ việc trong năm trước thì có đưa vào bảng báo cáo không?

Có. Vì người lao động nghỉ việc trong năm nên tại tháng 12 không có tên trong Danh sách tham gia BHXH, do đó bị đưa vào danh sách rà soát lao động chênh lệch thuế năm 2021. Trường hợp này đơn vị lập vào Bảng 3: DANH SÁCH LAO ĐỘNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI THAM GIA BHXH, BHYT BẮT BUỘC NHƯNG CHƯA THAM GIA nhưng sẽ đưa vào 1 mục riêng trong bảng (Đã tham gia và Nghỉ việc trong năm) để biết và Không truy thu BHXH, BHYT, BHTN nữa, ghi chú rõ tham gia từ tháng nào đến tháng nào hoặc nghỉ tháng nàoGhi chú rõ Tham gia BHXH từ tháng nào đến tháng nào? HĐLĐ số... QĐ nghỉ việc số... Tùy theo quan điểm của cơ quan BHXH các quận, huyện, tỉnh mà đối tượng này có thể đưa vào Bảng 2 ở trên để Không liên quan đến số lượng đối tượng phải Truy thu.

Có thể xem chi tiết tại bài Hướng dẫn rà soát chênh lệch lao động với cơ quan thuế năm 2022

7. Danh sách rà soát có người Sai họ tên, ngày sinh thì đưa vào bảng nào?

Đối với trường hợp Sai họ tên, ngày sinh thì coi như lao động không làm việc, không có thu nhập tại đơn vị. Đưa vao Bảng 4: DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG KÊ KHAI TÍNH NỘP QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NHƯNG THỰC TẾ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG LÀM VIỆC KHÔNG HƯỞNG TIỀN LƯƠNG HOẶC THU NHẬP 

06-KT p3 B3 B4.JPG

8. Danh sách rà soát có người không ký HĐLĐ với công ty thì đưa vào bảng nào?

Trường hợp người lao động có làm thuê cho công ty trong 1 thời điểm như  bốc vác, sửa chữa tài sản... có phát sinh thu nhập nhưng Không phải là Giao kết HĐLĐ thì đưa vào Bảng 5: DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC TẾ CÓ LÀM VIỆC TẠI ĐƠN VỊ NHƯNG KHÔNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. Nên Ghi chú rõ Thông tin công việc, phiếu chi thanh toán... nếu có.

06-KT p3 B5.JPG

9. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không đủ điều kiện tham gia BHXH thì đưa vào mục nào?

- Nếu lao động người nước ngoài di chuyển nội bộ hoặc HĐLĐ dưới 12 tháng, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì coi như đối tượng có HĐLĐ dưới 1 tháng và có thể đưa vào Bảng 2 - mục HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng (coi như HĐLĐ dưới 1 tháng) và ghi chú rõ loại đối tượng Di chuyển nội bộ hay HĐLĐ dưới 12 tháng...

- Nếu đã đủ tuổi nghỉ hưu, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP nhưng thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thì phải đưa vào Bảng 3 để truy đóng nếu chưa tham gia hoặc đã tham gia thì ghi chú rõ như mục 6 ở trên.

Xem Hướng dẫn tạm thu BHXH bắt buộc Người Nước ngoài theo NĐ143 từ 12/2018

10. Danh sách rà soát có người bị trùng nhau, trùng dòng thì làm như thế nào? 

Mỗi dòng coi như là 1 người, đơn vị thực hiện rà soát và ghi lại thông tin như đã rà soát ở dòng trên, có thể ghi thêm ở Ghi chú là Trùng để dễ kiểm soát.

19. Tổng hợp các bảng trong mẫu 06-KT lên biểu Tổng hợp Thực tế số lao động tại đơn vị tại phần 2.2 như thế nào? 

Các đơn vị căn cứ vào danh sách rà soát đã đưa hết vào các bảng chi tiết để thực hiện đưa vào biểu như sau:

TT

Chỉ tiêu

Số lượng

(người)

Ghi chú

I

Tổng số lao động đang quản lý, sử dụng = II+III

(1+2)

 

 

Trong đó:

 

 

1

HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng trở lên

II + III.1 + III.2

 

2

HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng, thử việc, học nghề

III.3

 

II

Số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

(1+2)

 

1

Số lao động đã tham gia

DS BHXH (gồm Đã tham gia và nghỉ việc trong năm ở bảng 3)

 

2

Số lao động còn phải tham gia

Bảng 3

 

III

Số lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

(1+2+3)

 

 

Trong đó:

 

 

1

Lao động đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng

Chi tiết Bảng 2

 

2

Lao động đang tham gia BHXH tại đơn vị khác

Bảng 1

 

3

HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng

Chi tiết Bảng 2

 

IV

Số lao động kê khai tính, nộp thuế thu nhập cá nhân, nhưng thực tế không làm việc

Bảng 4

 

V

Số lao động thực tế có làm việc nhưng không thực hiện giao kết hợp đồng lao động

Bảng 5

 

 

10. .... BlogBHXH sẽ tiếp tục cập nhật các vấn đề liên quan sớm nhất để các bạn được biết.

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để cập nhật tin tức về BHXH: 
Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội - Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội
Zalo Diễn đàn BHXHhttps://zalo.me/3826406005458141078

Zalo OA Dien dan BHXH.jpg