Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH
(hiệu lực từ ngày 15/02/2024)
Thực hiện Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2023 của Bộ LĐ-TB&XH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TTBLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
I. Xác định tổng thời gian bảo lưu khi hưởng TCTN như sau:
Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu | = | Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động có tháng đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có) | + | Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có) | + | Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có) | + | Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động không đến nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có) | + | Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận bổ sung sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (đối với các trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng khi giải quyết thì căn cứ thực tế vào thời gian đã đóng, hưởng trợ cấp thất nghiệp) (nếu có) |
II. Các trường hợp được bảo lưu như sau:
1. Bảo lưu số tháng lẻ khi trước khi hưởng có trên 36 tháng và không quá 144 tháng. VD 5, 6
2. Bảo lưu tương ứng thời gian huỷ hưởng TCTN do không đến nhận QĐ hưởng. VD 7.
3. Bảo lưu số tháng đóng còn lại khi NLĐ có việc làm theo quy định, thực hiện theo Quyết định về việc chấm dứt hưởng TCTN (NLĐ sẽ được bảo lưu nếu không vi phạm việc thông báo hằng tháng) và số tháng lẻ tại QĐ hưởng (nếu có). VD 9, 10.
4. Bảo lưu do không đến nhận tiền TCTN theo quyết định hưởng. VD 12.
Trường hợp có tháng không đến nhận tiền TCTN thì được bảo lưu thời gian đóng BHTN tương ứng tháng chưa hưởng. VD 13a (lưu ý tháng thứ 3 của ví dụ đã bị tạm dừng hưởng TCTN).
5. Khi xác nhận bổ sung thêm thời gian BHTN nếu thời gian trước đây đã trên 36 tháng trước khi hưởng thì được bổ sung vào thời gian bảo lưu. Nếu thời gian trước đây đã dưới 36 tháng trước khi hưởng thì được bổ sung theo các ví dụ nêu trên.
Lưu ý:
+ Xác nhận BỔ SUNG thời gian tham gia BHTN là cơ quan BHXH xác nhận thêm quá trình tham gia BHTN trước thời gian đã hưởng TCTN.
+ Đối với thời gian tham gia BHTN được đóng tiếp sau khi NLĐ đã kết thúc hưởng TCTN được hiểu là thời gian tham gia BHTN tiếp theo, do vậy thời gian tham gia tiếp theo này sẽ được tính là thời gian tham gia BHTN mới (kể cả hưởng TCTN lần trước chưa đủ 36 tháng).
Ví dụ: Người lao động đóng 18 tháng, hưởng 03 tháng đến ngày 20/3/2020 và kết thúc hưởng TCTN. Sau đó, Người lao động đóng tiếp 14 tháng BHTN đến tháng 04/2024 và hưởng TCTN lần tiếp theo là 03 tháng TCTN từ ngày 05/5/2024 đến ngày 04/8/2024. Như vậy tổng thời gian đóng BHTN là 32 tháng nhưng vẫn được hưởng 06 tháng TCTN (Người lao động này thuộc trường hợp không có thời gian đóng bổ sung BHTN trước khi hưởng TCTN).
- Đối với trường hợp đã in gộp sổ BHTN, đã chốt bổ sung khi hết nợ mà trước khi thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực (ngày 15/02/2024) thì vẫn được bảo lưu theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP, kể cả lần hưởng TCTN trước chưa đóng BHTN đủ 36 tháng.
Trường hợp có bổ sung thời gian BHTN sau khi Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thì phải xét xem thời gian đóng BHTN đã tính hưởng TCTN để xác định số tháng bảo lưu. Mỗi tháng đã hưởng tương ứng 12 tháng đóng BHTN, lưu ý nếu Người lao động có tháng không thông báo về việc làm (theo Quyết định về tạm dừng hưởng TCTN) thì tính tương ứng như tháng đã hưởng, nếu 03 tháng liên tục không thông báo thì tính như đã hưởng hết số tháng TCTN của lao động (nhưng vẫn được bảo lưu số tháng lẻ tại QĐ hưởng TCTN ban đầu).
Đối với thời gian BHTN trước đây chưa đủ 36 tháng mà đã hưởng TCTN nếu bổ sung thêm thời gian phải xác định tổng thời gian tham gia BHTN cả trước khi hưởng TCTN và thời gian bổ sung thêm để xác định thời gian bảo lưu sau khi trừ đi số tháng đã hưởng.
- Các ví dụ về NLĐ có tháng đóng bổ sung trước khi hưởng TCTN sau đây:
Ví dụ 1: Người lao động đóng 16 tháng, được hưởng 03 tháng TCTN, hưởng xong 01 tháng thì chấm dứt hưởng do có việc làm và bảo lưu 04 tháng; sau đó BHXH bổ sung thêm 12 tháng BHTN tham gia trước khi hưởng TCTN; thì Người lao động được bảo lưu 12 tháng chưa được giải quyết hưởng này và 04 tháng trước đó tại quyết định chấm dứt TCTN (04 + 12 = 16 tháng bảo lưu) – theo Ví dụ 13đ/TT15/2023.
Ví dụ 2: Người lao động đóng BHTN 18 tháng, hưởng 03 tháng TCTN, tuy nhiên tháng thứ 2 và tháng thứ 3 đều không đến thông báo về việc làm (có Quyết định tạm dừng hưởng TCTN), do vậy vẫn tính như hưởng đủ 3 tháng. Nếu có BHTN bổ sung thì vẫn phải tính trừ đủ 36 tháng dù Người lao động mới hưởng có 01 tháng tiền hưởng TCTN – theo Ví dụ 13g/TT15/2023.
Ví dụ 3: Người lao động đóng BHTN 98 tháng, hưởng 8 tháng TCTN, bảo lưu 02 tháng lẻ, tuy nhiên tháng thứ 3, 4 và tháng thứ 5 đều không đến thông báo về việc làm (có QĐ chấm dứt hưởng TCTN), không được bảo lưu của 06 tháng chưa hưởng, như vậy coi như đã hưởng đủ 8 tháng, vẫn tính bảo lưu 02 tháng lẻ ban đầu theo Quyết định hưởng TCTN. Nếu có BHTN bổ sung thì vẫn được tính bảo lưu 02 tháng BHTN ( = 98 - 96) và thêm thời gian bổ sung.
Ví dụ 4: Người lao động đóng BHTN 16 tháng, hưởng 03 tháng. Đã hưởng 02 tháng TCTN thì có việc làm theo quy định, bị chấm dứt hưởng và không được bảo lưu; Sau khi chấm dứt hưởng TCTN, BHXH bổ sung 12 tháng BHTN (tổng thời gian BHTN là: 16 + 12 = 28). Nhưng do đã hưởng 02 tháng, tương đương với 24 tháng nên 28 – 24 = 04 tháng. (vẫn được bảo lưu 04 tháng BHTN cộng dồn vào lần đóng tiếp sau khi chấm dứt hưởng TCTN) – theo Ví dụ 13e/TT15/2023.
Ví dụ 05: Người lao động đóng BHTN 19 tháng (đóng đến tháng 10/2022) sau đó hưởng 3 tháng TCTN từ ngày 05/11/2022 đến ngày 04/02/2023, sau khi kết thúc hưởng thì ngày 07/4/2024 (sau khi TT 15 có hiệu lực) LĐ được bổ sung 20 tháng (tăng thời gian đóng trước khi hưởng từ tháng 07/2015 đến tháng 02/2017) (tổng BHTN là 39 tháng) thì số tháng bảo lưu là 03 tháng (= 39 - 36).
III. Thực hiện in tờ rời bảo lưu BHTN
Để thực hiện, cán bộ thu sẽ in sổ thêm 17 tháng có điều chỉnh thêm chức danh “Bổ sung không bảo lưu BHTN theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH” để in ra tờ rời, có tỷ lệ tham gia BHTN, sau khi in chốt 17 tháng bổ sung cho đủ 36 tháng thì xác nhận thanh toán TCTN (TT) trên TST để cắt quá trình BHTN, sau đó in thêm 03 tháng BHTN để bảo lưu, chức danh bổ sung thêm “Bổ sung bảo lưu BHTN theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH”, in chốt CS đến tháng trước khi hưởng TCTN để tính tổng thời gian BHTN được bảo lưu là 03 tháng.
Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để cập nhật tin tức về BHXH:
Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội - Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội
Zalo Diễn đàn BHXH: https://zalo.me/3826406005458141078
Diễn đàn Bảo hiểm xã hội trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Linkedin