BlogBHXH xin gửi tới quý Công ty/Tổ chức cẩm nang tra cứu Thông tin tổng hợp về BHXH các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội: Số tài khoản thu BHXH, điện thoại liên hệ, địa chỉ...

Trung tâm Dịch  vụ việc làm Hà Nội hướng dẫn Quy trình tạm thời thực hiện chính sách BHTN trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tích UBND Thành phố Hà Nội

Công văn 1537/BHXH-CSYT ngày 02/06/2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 theo chế độ BHYT 

1001 câu hỏi, vướng mắc liên quan đến VssID. Lỗi nào có thể sửa được? Lỗi nào phải đăng ký lại? Xử lý như thế nào?...

Theo Công văn liên ngành 3789/HDLN-BHXH-LĐTBXH ngày 30/10/2020 , nếu đơn vị Không báo cáo tình hình thay đổi lao động với Cơ quan Lao động Thương Binh và Xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.

Xem:

Hướng dẫn đơn vị đăng ký liên thông và nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động Online

Hệ thống mã cơ quan BHXH và Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để thảo luận, cập nhật các vấn đề về BHXH: 

Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội - Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội 

BHXH Việt Nam ban hành Công văn thực hiện QĐ 634/QĐ-TTg về việc Thanh tra, xử phạt vi phạm và Khởi tố hình sự đối với hành vi gian lận Bảo hiểm xã hội, trốn đóng BHXH.

Được đảm bảo bởi BHXH Việt Nam - cơ quan thuộc Chính phủ: Quyền lợi hưởng, Đối tượng tham gia, Mức đóng, Mức được nhà nước hỗ trợ, Phương thức đóng, Thủ tục đơn giản

Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam trân trọng hướng dẫn đăng ký và thực hiện kê khai, nộp hồ sơ BHXH trực tuyến baohiemxahoi.gov.vn

Công văn số 2858/VPCP-NC của Chính phủ giao Bộ Công an và các Bộ liên quan vào cuộc để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật mua bán sổ baohiemxahoi

Thủ tục cấp thẻ bhyt cho lao động bị ốm do mắc bệnh phải điều trị theo dài ngày theo thông tư 46 của bộ y tế và baohiemxahoi

Công văn 945/SLĐTBXH-LĐTLBHXH và 1064/LĐTBXH-QHLĐTL về việc trả lương và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc do COVID-19

Danh sách các điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp - Danh sách các trung tâm giới thiệu việc làm

BlogBHXH xin trân trọng giới thiệu cẩm nang tra cứu Thông tin tổng hợp về BHXH các tỉnh/thành phố, quận, huyện, thị xã: Số tài khoản thu BHXH, điện thoại liên hệ, địa chỉ...

BlogBHXH xin gửi tới quý Công ty/Tổ chức cẩm nang tra cứu Thông tin tổng hợp về BHXH các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội: Số tài khoản thu BHXH, điện thoại liên hệ, địa chỉ...

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 01/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán một số loại thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2020.

 

Theo đó, một số loại thuốc được tăng tỷ lệ chi trả từ quỹ BHYT; đồng thời nhiều loại thuốc được thay đổi, bổ sung điều kiện thanh toán BHYT so với Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018. Cụ thể:

I. Tăng tỷ lệ chi trả với 2 loại thuốc sau:

 

II. Thay đổi, bổ sung điều kiện thanh toán BHYT với 9 loại thuốc sau:

Theo: Tạp chí BHXH

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để cập nhật tin tức về BHXH: 

Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội và Doanh nghiệp, Người lao độngbấm vào đây

Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội: bấm vào đây

 

Quy định lấy tỷ giá ngoại tệ Liên ngân hàng vào ngày 02/1 và 01/7 làm căn cứ tính mức lương đóng BHXH cho đơn vị trả lương theo ngoại tệ

Quy định tỷ giá USD quy đổi để thoái thu BHXH do đóng trùng, sai đối tượng... từ năm 1990 đến trước luật BHXH năm 2007

Triển khai hệ thống gửi Tin nhắn thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN đến chủ sử dung lao động kể từ ngày 01/08/2019

Danh sách sổ BHXH công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV Thái Nguyên) bàn giao cho cơ quan BHXH Thị Xã Phổ Yên để trả người lao động đã nghỉ việc nhưng chưa đến lấy sổ.

Thông báo chi tiết kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN mẫu C11-TS 

Công văn số 2326/BHXH-BT ngày 27/06/2019 ban hành mẫu C11-TS chi tiết kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thay thế cho mẫu C12-TS trước đây với mục đích: 

- Thông báo chi tiết kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

- Làm căn cứ tổng hợp Mẫu C69-HD, Mẫu C83-HD; lập Mẫu C12-TS; ghi thu, ghi chi số tiền đóng BHYT theo phân cấp.

- Gửi theo yêu cầu của đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan quản lý trong và ngoài ngành làm căn cứ lập biên bản vi phạm hành chính.

- Gửi trực tiếp đến email của các đơn vị sử dụng lao động (trường hợp đơn vị chưa thực hiện giao dịch điện tử, thực hiện in bản giấy gửi nếu đơn vị yêu cầu).

- Niêm yết trên trên cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam để các đơn vị sử dụng lao động tra cứu.

C11-TS

Bạn hãy Like page và tham gia group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội và Doanh nghiệp, Người lao động để cập nhật thông tin thường xuyên và được hỗ trợ nhanh nhất nhé:
Page: Diễn đàn Bảo hiểm xã hội và Doanh nghiệp, Người lao động
Group:  https://www.facebook.com/groups/DiendanBHXHvaDoanhnghiep

Quy định về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) mới nhất theo Luật việc làm số 38/2013/QH13 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP

BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 835/BHXH-BT về việc truy thu BHXH bắt buộc đối với giáo viên mầm non ngoài công lập và cán bộ xã là bệnh binh các hạng.

 

Ảnh minh họa.

Theo đó, việc truy thu BHXH bắt buộc đối với 2 nhóm đối tượng trên căn cứ theo quy định của pháp luật về BHXH; ý kiến của Bộ LĐ-TB&XH tại Công văn số 1865/LĐTBXH-BHXH về việc truy thu BHXH đối với giáo viên mầm non, ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 890/BNV-TL về việc truy thu BHXH đối với cán bộ xã là bệnh binh các hạng, Công văn số 2895/BNV-TL về việc truy thu BHXH đối với cán bộ cấp xã là bệnh binh đảm nhiệm chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP và Công văn số 748/LĐTBXH-BHXH về việc ngân sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện và truy thu BHXH bắt buộc đối với giáo viên mầm non ngoài công lập và cán bộ xã là bệnh binh.

Về truy thu BHXH đối với giáo viên mầm non

Đối với giáo viên mầm non, có thời gian làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non bán công, dân lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập từ năm 1995 đến khi đã đóng BHXH bắt buộc, tiến hành truy thu BHXH tính theo tỉ lệ phần trăm (%) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung, hoặc mức lương cơ sở từng thời kỳ và tiền lãi theo quy định của pháp luật về BHXH.

Cụ thể:

- Thời gian từ tháng 10/1995 đến tháng 12/2006: Bằng 15%, trong đó NLĐ truy đóng bằng 5%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

- Thời gian từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009: Bằng 16%, trong đó NLĐ truy đóng bằng 5%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

- Thời gian từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011: Bằng 18%, trong đó NLĐ truy đóng bằng 6%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

- Thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013: Bằng 20%, trong đó NLĐ truy đóng bằng 7%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

- Thời gian từ tháng 01/2014 đến nay: Bằng 22%, trong đó NLĐ truy đóng bằng 8%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

Hồ sơ truy thu BHXH của đối tượng giáo viên mầm non được quy định gồm có: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu TK1-TS; HĐLĐ hoặc quyết định tuyển dụng của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, hoặc giấy tờ gốc có liên quan thể hiện có làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non. Nếu trường hợp không còn đầy đủ các hồ sơ gốc như trên, thì cung cấp giấy tờ có liên quan đến thời gian làm việc, nơi làm việc, tiền lương, tiền công… kèm theo xác nhận và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non nơi đã làm việc hoặc của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, hoặc đơn vị sử dụng lao động nơi giáo viên mầm non đang làm việc, cần có danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH TNLĐ-BNN theo Mẫu D02-TS. Đồng thời, thu tiền đóng BHXH của giáo viên mầm non, chuyển đủ số tiền truy đóng BHXH và tiền lãi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

Truy thu BHXH đối với cán bộ xã là bệnh binh các hạng

Cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm hoặc giữ các chức danh, hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP và thời gian làm, giữ chức danh quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP.

Riêng thời gian từ tháng 11/2003 đến tháng 9/2004, cán bộ xã là bênh binh hạng 1, hạng 2 thì không phải đóng BHXH theo quy định tại điểm 6 Mục IV Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP.

Số tiền truy thu BHXH bắt buộc tính theo tỉ lệ phần trăm (%) nhân (x) với mức sinh hoạt phí, hoặc tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH và tiền lãi theo quy định của pháp luật về BHXH.

Cụ thể:

- Đối với thời gian từ tháng 1/1998 đến tháng 10/2003 làm hoặc giữ các chức danh và hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP: Bằng 15%, trong đó cán bộ xã đóng bằng 5%, còn lại do UBND xã đóng.

- Đối với thời gian làm, giữ chức danh quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP: Từ tháng 10/2004 đến tháng 12/2006, đóng bằng 15%, trong đó cán bộ xã truy đóng bằng 5%, còn lại do UBND xã đóng. Từ tháng 01/2007 đến khi đã tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, đóng bằng 16%, trong đó cán bộ xã truy đóng bằng 5%, còn lại do UBND xã đóng.

Hồ sơ truy đóng BHXH đối với cán bộ xã được quy định gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu TK1-TS; HĐLĐ hoặc quyết định tuyển dụng, quyết định phê duyệt của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, hoặc giấy tờ gốc có liên quan thể hiện thời gian làm việc, giữ các chức danh CBCC cấp xã. Trường hợp không còn đầy đủ các hồ sơ gốc như trên, thì cung cấp giấy tờ có liên quan đến thời gian làm việc, chức danh, sinh hoạt phí, tiền lương… kèm theo xác nhận và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của UBND nơi đã làm việc hoặc của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Đối với UBND cấp xã cần lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH TNLĐ-BNN theo Mẫu D02-TS; đồng thời, thu tiền truy đóng BHXH của cán bộ xã và chuyển đủ số tiền truy đóng BHXH và tiền lãi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố thông báo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, giải quyết truy thu BHXH dứt điểm trong năm 2019. Đáng chú ý, đối với các trường hợp truy đóng BHXH theo Công văn 835/BHXH-BT, khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà phải đóng thêm BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu, thì BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn người tham gia lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sao cho mức lương hưu không thấp hơn mức lương cơ sở.

Xem chi tiết văn bản tại đây./.

Hướng dẫn hủy và mở file Excel bị quên hoặc không có mật khẩu

Theo nội dung Công văn số 5147/BHXH-QLT trên, đơn vị cần lưu ý điểm sau:

2.1 Đơn vị hướng dẫn người tham gia BHYT rà soát thông tin ghi trên thẻ BHYT, cụ thể: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, mã quyền lợi hưởng, mã nơi đối tượng sinh sống, thời điểm đủ 05 năm liên tục, thông tin cha (mẹ) (đối với trường hợp thẻ trẻ em dưới 06 tuổi), nếu có sai sót đề nghị cơ quan BHXH cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.

*Lưu ý: Cơ quan BHXH chủ động thực hiện gia hạn thẻ BHYT năm 2019 trên cơ sở dữ liệu quản lý, không thực hiện in lại thẻ BHYT. Chỉ cấp lại thẻ BHYT đối với trường hợp có thay đổi thông tin ghi trên thẻ BHYT, mất, hỏng, rách hoặc khi có đề nghị từ đơn vị.

2.2. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong việc khám chữa bệnh, đề nghị các đơn vị sử dụng lao động trích chuyển số phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hết tháng 12/2018 theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật BHXH: hằng tháng đơn vị trích từ tiền lương của ng­ười lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH”.

Đối với trường hợp đơn vị có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ BHYT;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

Bạn dùng Facebook hãy bấm LIKE page Quản lý nhân sự và Bảo hiểm xã hội để cập nhật thông tin thường xuyên nhé: https://www.facebook.com/quanlynhansuvabaohiemxahoi

 

Tham khảo Danh sách Bệnh viện và Cơ sở KCB tại Hà Nội được đăng ký từ 10/2018

 

 

Từ ngày 01/01/2018, người lao động có hợp đồng thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc đối tượng Tham gia BHXH bắt buộc, Bảo hiểm TNLĐ_BNN - nhưng Không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN.
Xem thêm: Tăng lương Tối thiểu vùng 2018
 

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để cập nhật tin tức về BHXH: 

Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội và Doanh nghiệp, Người lao độngbấm vào đây

Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội: bấm vào đây




 

Tỷ giá thanh toán áp dụng để tính đối với các đơn vị trả lương bằng Ngoại tệ như sau:        

Từ ngày   Ngoại tệ    Tỷ giá
02/01/2018 USD 22.415
02/01/2018 EUR 26.629
01/07/2017 USD 22.431
01/07/2017 EUR 25.456
03/01/2017 USD 22.158
03/01/2017 EUR 23.197
01/07/2016 USD 21.865
01/07/2016 EUR 24.191
01/01/2016 USD 21.890
01/01/2016 EUR 23.908
01/07/2015 USD 21.673
01/07/2015 EUR 24.250
01/01/2015 USD 21.246
01/01/2015 EUR 25.837
01/07/2014 USD 21.246
01/07/2014 EUR 29.011
02/01/2014 USD 21.036
02/01/2014 EUR  28.973
01/07/2013 USD 21036
01/07/2013 EUR 27446
01/01/2013 USD 20828
01/01/2013 EUR 27580
01/07/2012 USD 20828
01/07/2012 EUR 26197
01/01/2012 USD 20828
01/01/2012 EUR 26955
01/07/2011 USD 20618
01/07/2011 EUR 29816
 04/01/2011 USD 18932
 04/01/2011 EUR 25187
 01/07/2010 USD 18544
 01/07/2010 EUR  22562
 04/01/2010 USD 17941
 04/01/2010 EUR 25774
 01/07/2009 USD 16954
 01/07/2009 EUR 23926
 01/01/2009 USD 16975
 01/07/2008 USD 16517
 01/01/2008 USD 16112

Nguồn: website Ngân hàng nhà nước Việt Nam https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg

______________________________________________________________________________________________

Hãy LIKE và CHIA SẺ page, bài viết để tất cả mọi người cùng biết và thực hiện nhé!

- with Đá hoa cương PVC cao cấp

Taxi chiều về giá rẻ: Hà Nội và các tỉnh lân cận

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi - Tìm người thân

 

by Groups:

Quản lý nhân sự và Bảo hiểm xã hội: https://www.facebook.com/groups/quanlynhansuvabaohiemxahoi/

Diễn đàn BHXH cho Doanh nghiệp tại Hà Nội: https://www.facebook.com/groups/DiendanBHXHvaDoanhnghiepHanoi/

Taxi Chiều về, đi tỉnh giá rẻ: Hà Nội và các tỉnh lân cận: https://www.facebook.com/groups/TaxiChieuVeGiaRe/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi - Tìm người thân Toàn quốc: https://www.facebook.com/groups/TimnguoithanTimcuaroi/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Bắc: https://www.facebook.com/groups/TimnguoithanTimcuaroiMienBac/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Trung: https://www.facebook.com/groups/242437412886733/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Nam: https://www.facebook.com/groups/414919088844060/

 




 

Tỷ giá thanh toán áp dụng để tính đối với các đơn vị trả lương bằng Ngoại tệ như sau:        

Từ ngày   Ngoại tệ    Tỷ giá
     
01/07/2019 USD 23.054
01/07/2019 EUR 26.188
02/01/2019 USD 22.825
02/01/2019 EUR 25.958,95
01/07/2018 USD 22.635
01/07/2018 EUR 26.382
02/01/2018 USD 22.415
02/01/2018 EUR 26.629
01/07/2017 USD 22.431
01/07/2017 EUR 25.456
03/01/2017 USD 22.158
03/01/2017 EUR 23.197
01/07/2016 USD 21.865
01/07/2016 EUR 24.191
01/01/2016 USD 21.890
01/01/2016 EUR 23.908
01/07/2015 USD 21.673
01/07/2015 EUR 24.250
01/01/2015 USD 21.246
01/01/2015 EUR 25.837
01/07/2014 USD 21.246
01/07/2014 EUR 29.011
02/01/2014 USD 21.036
02/01/2014 EUR  28.973
01/07/2013 USD 21036
01/07/2013 EUR 27446
01/01/2013 USD 20828
01/01/2013 EUR 27580
01/07/2012 USD 20828
01/07/2012 EUR 26197
01/01/2012 USD 20828
01/01/2012 EUR 26955
01/07/2011 USD 20618
01/07/2011 EUR 29816
 04/01/2011 USD 18932
 04/01/2011 EUR 25187
 01/07/2010 USD 18544
 01/07/2010 EUR  22562
 04/01/2010 USD 17941
 04/01/2010 EUR 25774
 01/07/2009 USD 16954
 01/07/2009 EUR 23926
 01/01/2009 USD 16975
 01/07/2008 USD 16517
 01/01/2008 USD 16112

Nguồn: website Ngân hàng nhà nước Việt Nam https://www.sbv.gov.vn/TyGia/faces/TyGiaTrungTam.jspx

______________________________________________________________________________________________

Bạn hãy Like page và tham gia group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội và Doanh nghiệp, Người lao động để cập nhật thông tin thường xuyên và được hỗ trợ nhanh nhất nhé:
Page: Diễn đàn Bảo hiểm xã hội và Doanh nghiệp, Người lao động
Group:  https://www.facebook.com/groups/DiendanBHXHvaDoanhnghiep



- with Đá hoa cương PVC cao cấp

Taxi chiều về giá rẻ: Hà Nội và các tỉnh lân cận

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi - Tìm người thân

 

by Groups:

Quản lý nhân sự và Bảo hiểm xã hội: https://www.facebook.com/groups/quanlynhansuvabaohiemxahoi/

Diễn đàn BHXH cho Doanh nghiệp tại Hà Nội: https://www.facebook.com/groups/DiendanBHXHvaDoanhnghiepHanoi/

Taxi Chiều về, đi tỉnh giá rẻ: Hà Nội và các tỉnh lân cận: https://www.facebook.com/groups/TaxiChieuVeGiaRe/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi - Tìm người thân Toàn quốc: https://www.facebook.com/groups/TimnguoithanTimcuaroi/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Bắc: https://www.facebook.com/groups/TimnguoithanTimcuaroiMienBac/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Trung: https://www.facebook.com/groups/242437412886733/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Nam: https://www.facebook.com/groups/414919088844060/

 

Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ quy định:

THÔNG BÁO ÁP DỤNG MẪU THẺ BẢO HIỂM Y TẾ MỚI: Công văn số 2136/BHXH-GĐBHYT2 ngày 18/08/2017 của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
  
 

 

 

_________________________________________________________________________________

Hãy LIKE và CHIA SẺ page, bài viết để tất cả mọi người cùng biết và thực hiện nhé!

- with Đá hoa cương PVC cao cấp

Taxi chiều về giá rẻ: Hà Nội và các tỉnh lân cận

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi - Tìm người thân

 

by Groups:

Quản lý nhân sự và Bảo hiểm xã hội: https://www.facebook.com/groups/quanlynhansuvabaohiemxahoi/

Diễn đàn BHXH cho Doanh nghiệp tại Hà Nội: https://www.facebook.com/groups/DiendanBHXHvaDoanhnghiepHanoi/

Taxi Chiều về, đi tỉnh giá rẻ: Hà Nội và các tỉnh lân cận: https://www.facebook.com/groups/TaxiChieuVeGiaRe/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi - Tìm người thân Toàn quốc: https://www.facebook.com/groups/TimnguoithanTimcuaroi/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Bắc: https://www.facebook.com/groups/TimnguoithanTimcuaroiMienBac/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Trung: https://www.facebook.com/groups/242437412886733/

Tìm của rơi - Nhặt được của rơi miền Nam: https://www.facebook.com/groups/414919088844060/

Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (baohiemxahoivietnam) hướng dẫn tra mã số BHXH, tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội online và quá trình tham gia Bảo hiểm Xã hội, giá trị sử dụng thẻ Bảo hiểm Y tế trên baohiemxahoi.gov.vn

1. Công văn số 2063/BHXH-GDDBHYT1 ngày 14/08/2017 về việc điều chỉnh đối tượng đăng ký KCB BHYT ban đầu đối với:

- Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai (cơ sở 1) - Mã KCB 01-056, địa chỉ 17-34 Hòe Nhai, Ba Đình: Nhân tất cả các đối tượng.
- Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An - Mã KCB 01-082, địa chỉ số 59 ngõ Thông Phong, Tôn Đức Thắng, Đống Đa: Nhận đối tượng trên 15 tuổi.

2. Công văn số 2064/BHXH-GDDBHYT1 ngày 14/08/2017 về việc Ngừng hợp đồng KCB BHYT ban đầu đối với 13 Trạm y tế thuộc Trung tâm y tế quận Ba Đình: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.

 

Sau nhiều lần nâng lên hạ xuống các phương án, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 vào sáng 7/8 .

Mức tăng cuối cùng 6,5% (từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng) đưa tiền lương lần lượt từ vùng I đến vùng IV là 3.980.000 đồng, 3.530.000 đồng, 3.090.000 đồng và 2.760.000 đồng.
Đồng thời với mức tăng Lương tối thiểu vùng trên thì Mức trần Bảo hiểm thất nghiệp tương ứng từ vùng I đến vùng IV là 79.600.000 đồng, 70.600.000 đồng, 61.800.000 đồng av 55.200.000 đồng (theo Luật Việc làm = 20 lần lương tối thiểu vùng).

Phiên họp kết thúc lúc 11h trưa sau cuộc bỏ phiếu của 14 thành viên hội đồng. Thứ trưởng Lao động Doãn Mậu Diệp - Chủ tịch Hội đồng cho biết, sau ba phiên thảo luận, khoảng cách tăng lương đã thu hẹp dần với đề xuất ban đầu của đại diện người lao động là 13%; chủ doanh nghiệp từ chỗ không tăng, rút xuống hai phương án là 6,5% và 7%. Cuối cùng, phương án tăng 6,5% được chọn với 8 phiếu đồng ý.

Các địa phương thuộc Vùng I, II, III, IV được quy định tại DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2017 (Kèm theo Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ)


Nguồn: trích dẫn vnexpress.net

Danh sách các điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp - Danh sách các trung tâm giới thiệu việc làm

Xem chi tiết Hướng dẫn rà soát và bàn giao sổ BHXH cho người lao động theo CV 233

Like page Facebook Quản lý nhân sự và Bảo hiểm xã hội để theo dõi các bài viết mới tại địa chỉ: https://www.facebook.com/quanlynhansuvabaohiemxahoi/

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HÀ NỘI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:  233/BHXH/QLT - ST

V/v hướng dẫn rà soát và bàn giao sổ BHXH cho người lao động

 

Hà Nội, ngày 17 tháng 02  năm 2017

Kính gửi:

- Trưởng các phòng nghiệp vụ;

- Giám đốc Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã.

 

Thực hiện Công văn số 4027/BHXH-ST ngày 14/10/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn rà soát và bàn giao sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động. BHXH thành phố Hà Nội hướng dẫn BHXH các quận,  huyện, thị xã (sau đây gọi chung là BHXH huyện) thực hiện rà soát và bàn giao sổ BHXH cho người lao động quản lý như sau:

1. Nguyên tắc chung

- Nguyên tắc rà soát thông tin trên sổ BHXH thực hiện theo khoản 1 mục I Công văn số 4027/BHXH-ST ngày 14/10/2016 của BHXH Việt Nam.

- Nguyên tắc bàn giao sổ BHXH: chỉ thực hiện bàn giao sổ BHXH cho người lao động sau khi đã rà soát, nhập xong thông tin trên sổ BHXH của người lao động vào cơ sở dữ liệu và đã được nghiệm thu. Cơ quan BHXH phối hợp với đơn vị bàn giao trực tiếp sổ BHXH cho người lao động.

- Đối với đơn vị nợ tiền BHXH, BHTN chỉ thực hiện in tờ rời sổ BHXH đến hết thời điểm đơn vị đã đóng đủ tiền. Hàng năm, căn cứ kết quả đóng của đơn vị, BHXH huyện in bổ sung tờ rời theo kết quả đóng.

- Trường hợp dữ liệu do cơ quan BHXH cung cấp nếu phát hiện sai sót, đơn vị thực hiện theo quy trình điều chỉnh sổ BHXH. Sau khi dữ liệu đã được ký xác nhận trên Phiếu đối chiếu quá trình đóng BHXH (Mẫu số 3) thì không được điều chỉnh trên dữ liệu, nếu phát hiện sai sót thực hiện theo quy trình điều chỉnh sổ BHXH.

2. Quy trình thực hiện

- Quy trình trả sổ BHXH đối với phương án đơn vị sử dụng lao động cập nhật dữ liệu thực hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn này.

- Quy trình trả sổ BHXH đối với phương án cơ quan Bảo hiểm xã hội cập nhật dữ liệu thực hiện theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Công văn này.

- Hướng dẫn chi tiết rà soát, nhập dữ liệu thực hiện theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn này.

3. Lưu trữ hồ sơ, sổ BHXH

- Sổ BHXH thu hồi do in lại được lưu tại BHXH Thành phố (phòng Quản lý hồ sơ).

- Phiếu đối chiếu quá trình đóng (Mẫu số 03) và Danh sách giao nhận sổ BHXH (Mẫu số 01) lưu bản chính tại BHXH huyện, bản phô tô chuyển lưu tại BHXH Thành phố.

- Đối với các trường hợp có điều chỉnh, bổ sung: lưu tờ trình có phê duyệt của lãnh đạo BHXH Thành phố hoặc BHXH huyện và toàn bộ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh tại BHXH Thành phố cùng Mẫu số 03.

Trên cơ sở một số quy định chung, tùy đìều kiện cụ thể của từng quận, huyện, thị xã có thể triển khai thực hiện phù hợp với địa phương mình nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc chung.

4. Tổ chức thực hiện

Thực hiện theo Kế hoạch số 2420/KH-BHXH ngày 28/10/2016 của BHXH thành phố Hà Nội.

- Tổ Thẩm định và Tổ nhập liệu chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH Thành phố, Giám đốc BHXH huyện về những nội dung được giao kể cả khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.

- Giám đốc BHXH huyện, Trưởng các phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về BHXH Thành phố (Ban chỉ đạo) để hướng dẫn, giải quyết./.

 

    Nơi nhận:

- Như trên;

- Giám đốc (để b/c);

- Các Phó GĐ (để chỉ đạo);

- Lưu: VP, QLT.

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

(đã ký)

 

 

 

Huỳnh Thị Mai Phương

Xem chi tiết Hướng dẫn rà soát và bàn giao sổ BHXH cho người lao động theo CV 233
 

 

Đề nghị các đơn vị GHI ỦY NHIỆM CHI chuyển tiền BHXH, BHYT, BHTN theo Cấu trúc như ví dụ sau:

MDV: HW0001Z; TDV: Công ty TNHH ABC, nộp BHXH, BHYT, BHTN.......... 

(3 chấm ...................... đơn vị có thể ghi thêm nội dung khác như Tháng X năm Y)


Chi tiết xem tại FanPage Facebook: https://www.facebook.com/quanlynhansuvabaohiemxahoi/posts/1478802285473503

 

 

 

Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/04/2017 Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 01/07/2017 là 1.300.000 đồng/tháng.

Số/Ký hiệu 47/2017/NĐ-CP
Ngày ban hành 24/04/2017
Ngày có hiệu lực 01/07/2017
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Trích yếu Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Cơ quan ban hành Chính phủ
Phân loại Nghị định

 

Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Người hưởng lương, phụ cấp nêu trên gồm:

 

STT Mã BV Tên bệnh viện
1.  01-003 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
2.  01-139 Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc *
3.  01-081 Trung tâm cấp cứu 115 (PK 11 Phan Chu Trinh)
4.  01-006 Bệnh viện Thanh Nhàn
5.  01-014 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
6.  01-224 PKĐK Dr Binh Tele- Clinic*
7.  01-025 Bệnh viện đa khoa Đức Giang
8.  01-218 PKĐK Bồ Đề (TTYT q.Long Biên)
9.  01-007 Bệnh viện E 
10.  01-028 Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội
11.  01-004 Bệnh viện đa khoa Đống Đa
12.  01-021 PKĐK Kim Liên  (PK3- TTYT quận Đống Đa)
13.  01-061 Cơ sở 2 Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
14.  01-009 Bệnh viện Bưu Điện (Bộ Bưu Chính viễn thông)
15.  01-031 Bệnh viện đa khoa Đông Anh
16.  01-013 Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
17.  01-816 Bệnh viện đa khoa Hà Đông
18.  01-819 Bệnh viện 105
19.  01-831 Bệnh viện đa khoa Sơn Tây
20.  01-209 PKĐKKV Minh Quang (TTYT h. Ba Vì)
21.  01-210 PKĐKKV Bất Bạt (TTYT h. Ba Vì)
22.  01-211 PKĐKKV Tản Lĩnh (TTYT h. Ba Vì)
23.  01-822 BVĐK huyện Ba Vì
24.  01-820 BVĐK huyện Đan Phượng
25.  01-824 BVĐK huyện Hoài Đức
26.  01-828 BVĐK huyện Thạch Thất
27.  01-100 PKĐKKV Xuân Mai (TTYT huyện Chương Mỹ)
28.  01-135 PKĐKKV Lương Mỹ (TTYT huyện Chương Mỹ)
29.  01-823 BVĐK huyện Chương Mỹ
30.  01-830 BVĐK huyện Thường Tín
31.  01-821 BVĐK huyện Phú Xuyên
32.  01-200 PKĐKKV Tri Thuỷ (TTYT h. Phú Xuyên)
33.  01-155 PKĐKKV Đồng Tân (TTYT h. Ứng Hòa)
34.  01-156 PKĐKKV Lưu Hoàng (TTYT h. Ứng Hòa)
35.  01-817 Bệnh viện đa khoa Vân Đình
36.  01-169 PKĐKKV An Mỹ (TTYT h. Mỹ Đức)
37.  01-172 PKĐKKV Hương Sơn (TTYT h. Mỹ Đức)

Xem: Danh sách Bệnh viện và cơ sở KCB ban đầu 2017 tại Hà Nội

Download văn bản: http://www.slideshare.net/GiaLongPham2/cv593-cst-31032017

Tăng Mức lương tối thiểu vùng, đồng thời tăng mức Trần đóng BHTN từ 01/01/2017:

Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định:

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau (chưa bao gồm 7% đào tạo):

a) Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (bao gồm 7%: 4.012.500 đồng/tháng)

b) Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (bao gồm 7%: 3.552.400 đồng/tháng)

c) Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (bao gồm 7%: 3.103.000 đồng/tháng)

d) Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (bao gồm 7%: 2.760.600 đồng/tháng)

2. Đồng thời mức lương Trần đóng BHTN kể từ 01/01/2017:

a) Mức 75.000.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 66.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 58.000.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 51.600.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Xem thêm: Tăng Lương tối thiểu vùng từ 01/01/2016

Hướng dẫn đăng ký Khám, chữa bệnh BHYT năm 2017 tại Hà Nội:
Xem Danh sách Bệnh viện và cơ sở KCB ban đầu 2017 tại Hà Nội: bấm vào đây




https://www.scribd.com/document/333736225/CV2616-HD-YT-BHXH-17112016


CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH BAN ĐẦU TẠI HÀ NỘI KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ DO SỐ LƯỢNG THẺ ĐÃ VƯỢT MỨC QUY ĐỊNH KỂ TỪ 01/08/2016 (Kèm theo công văn số 1701 /BHXH-CST ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội)

Taxi chiều về giá rẻ: hãy tham gia Group trên Facebook để có cơ hội đi taxi giá rẻ cũng như tận dụng chiều về hiệu quả: bấm vào hình dưới để tham gia hoặc địa chỉ  https://www.facebook.com/groups/TaxiChieuVeGiaRe/

Danh sách Bệnh viện tạm dừng đăng ký KCBBĐ do số thẻ BHYT đăng ký đã vượt quá số lượng quy định kể từ 24/03/2016:

(Đã hết hiệu lực kể tử 01/01/2017)

STT Mã KCB Cơ sở Khám chữa bệnh
1 01-003 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
2 01-044 TTYT MT lao động công thương
3 01-214 PKĐK Medelab
4 01-065 Bệnh viện Dệt May
5 01-224 PKĐK Dr.Binh Tele - Clinic
6 01-025 Bệnh viện đa khoa Đức Giang
7 01-007 Bệnh viện E
8 01-043 Bệnh viện 198 (Bộ Công An)
9 01-004 Bệnh viện ĐK Đống Đa
10 01-010 Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương
11 01-020 PK 107 Tôn Đức Thắng
12 01-055 Bệnh viện  Xây dựng
13 01-031 Bệnh viện đa khoa Đông Anh
14 01-049 PKĐK cơ sở 2 BV Nam Thăng Long
15 01-097 Bệnh viện Thể Thao Việt Nam
16 01-060 Bệnh viện Tuệ Tĩnh
17 01-827 Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai
18 01-828 Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất
19 01-830 Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín
20 01-821 Bệnh viện  đa khoa huyện Phú Xuyên

 

Taxi chiều về giá rẻ: hãy tham gia Group trên Facebook để có cơ hội đi taxi giá rẻ cũng như tận dụng chiều về hiệu quả: bấm vào hình dưới để tham gia hoặc địa chỉ  https://www.facebook.com/groups/TaxiChieuVeGiaRe/

Danh sách Bệnh viện tạm dừng đăng ký KCBBĐ do số thẻ BHYT đăng ký đã vượt quá số lượng quy định (tính đến 30/11/2016):

(Đã hết hiệu lực kể tử 01/01/2017)

STT Mã KCB Cơ sở Khám chữa bệnh
1 01-003 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
2 01-004 Bệnh viện ĐK Đống Đa
3 01-005 Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba
4 01-007 Bệnh viện E
5 01-010 Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương
6 01-028 Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội
7 01-031 Bệnh viện đa khoa Đông Anh
8 01-049 PKĐK cơ sở 2 BV Nam Thăng Long
9 01-061 Cơ sở 2 Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
10 01-062 Bệnh viện YHCT Bộ Công an
11 01-097 Bệnh viện Thể Thao Việt Nam
12 01-139 Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc
13 01-161 BVĐK Quốc tế Vinmec

 

 

Taxi chiều về giá rẻ: hãy tham gia Group trên Facebook để có cơ hội đi taxi giá rẻ cũng như tận dụng chiều về hiệu quảbấm vào hình dưới để tham gia hoặc địa chỉ  https://www.facebook.com/groups/TaxiChieuVeGiaRe/

 

Địa bàn Mức lương tối thiểu  Mức lương tối thiểu + 7% 
(lao động giản đơn) (lao động qua đào tạo)
Vùng I 3.500.000 3.745.000
Vùng II 3.100.000 3.317.000
Vùng III 2.700.000 2.889.000
Vùng IV 2.400.000 2.568.000

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở DOANH NGHIỆP, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, TRANG TRẠI, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

3. Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

4. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóabỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Điều 6. Hiệu Iực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định này; trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b). KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)

1. Vùng I, gồm các địa bàn:

- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;

- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;

- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;

- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;

- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;

- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;

- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;

- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;

- Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;

- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;

- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;

- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;

- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;

- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;

- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;

- Các Thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;

- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

- Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;

- Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;

- Thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;

- Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;

- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;

- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;

- Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;

- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;

- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

3. Vùng III, gồm các địa bàn:

- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);

- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;

- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;

- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;

- Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;

- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;

- Thị xã Phổ Yên và các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;

- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;

- Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;

- Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;

- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;

- Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

- Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;

- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;

- Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;

- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;

- Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;.

- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;

- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;

- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;

- Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Thị xã Kiến Tường và các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;

- Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Châu Thành, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang;

- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;

- Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;

- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;

- Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;

- Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;

- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;

- Thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu;

- Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;

- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Taxi chiều về giá rẻ: hãy tham gia để có cơ hội đi taxi giá rẻ cũng như tận dụng chiều về hiệu quả: bấm vào hình dưới để tham gia hoặc địa chỉ  https://www.facebook.com/groups/TaxiChieuVeGiaRe/

 

Ngày 26/08/2015, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 919/BHXH-CSXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 01/QĐ-BHXH và 488/QĐ-BHXH.
Ngày 09/10/2015, BHXH Hà Nội ban hành văn bản số 2219/BHXH-CĐBHXH hướng dẫn thực hiện Quyết định số 919/BHXH-CSXH.
Chi tiết văn bản 2219/BHXH-CĐBHXH: Bấm vào đây

Download mẫu C70a-HD mới: Bấm vào đây

Cập nhật mẫu C70a-HD cho phần mềm FPMS: Bấm vào đây

 

 

Thực hiện Điều 91, 92 và Điều 100 Luật BHXH về quy định mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc và Quỹ BHXH tự nguyện, kể từ 01/01/2016, mức đóng BHXH sẽ có sự thay đổi. Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Người lao động đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH; người sử dụng lao động đóng bằng 18%. Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc của cả người lao động và người sử dụng lao động là 26% (trong đó: 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất). Mức đóng BHTN và BHYT vẫn chưa có sự thay đổi là 2% (người lao động 1% và đơn vị 1%) và 4,5% (người lao động 1,5% và đơn vị 3%).
 

  BHXH BHYT BHTN
I- Tổng tỷ lệ 26 4,5 2
1. Phân theo đối tượng đóng:      
- Đơn vị 18 3 1
- Người lao động 8 1,5 1
2. Phân theo quỹ:      
- Quỹ Hưu trí, tử tuất (dài hạn) 22    
- Quỹ ốm đau, thai sản (ngắn hạn) 3    
- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (ngắn hạn) 1    

Để cập nhật tỷ lệ trong phần mềm FPMS xem bài: Cập nhật tỷ lệ thu BHXH, BHYT, BHTN từ 01/2014

 tylethu

 

Taxi chiều về giá rẻ: hãy tham gia để có cơ hội đi taxi giá rẻ cũng như tận dụng chiều về hiệu quả: bấm vào hình dưới để tham gia hoặc địa chỉ  https://www.facebook.com/groups/TaxiChieuVeGiaRe/

 

NỘI DUNG VĂN BẢN:

Download mẫu biểu: bấm vào đây

Hướng dẫn Lập biểu đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2016: Bấm vào đây

Danh sách Cơ sở KCB năm 2016: bấm vào đây để xem

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HÀ NỘI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 2262 /BHXH – PT

V/v hướng dẫn cấp thẻ BHYT năm 2016

đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT

 

Hà Nội, ngày 15 tháng 10  năm 2015

 

Kính gửi:   Các Ông (Bà) Thủ trưởng các đơn vị sử dụng lao động

                       trên địa bàn thành phố Hà Nội.            

                

            Căn cứ Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi BHXH, BHYT; Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN;Quyết định số 1947/QĐ-BHXH ngày 29/12/2011 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

            Để việc cấp thẻ BHYT năm 2016 cho người lao động trong các đơn vị được kịp thời, chính xác. BHXH thành phố Hà Nội hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện một số nội dung sau:

1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết

            Thực hiện theo quy định tại Công văn số 2667/BHXH-PT ngày 30/10/2014 của BHXH thành phố Hà Nội.

2. Cấp thẻ BHYT năm 2016

           - Căn cứ dữ liệu thu đến hết ngày 30/9/2015 do cơ quan BHXH nơi quản lý thu cung cấp, đơn vị thực hiện rà soát dữ liệu và đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2016 cho người lao động kịp thời. Văn bản đề nghị theo Mẫu D01b-TS kèm theo dữ liệu đã rà soát được gửi về cơ quan BHXH chậm nhất trước 30 ngày theo thời hạn kết thúc ghi trên thẻ, để cơ quan BHXH cấp thẻ cho người lao động kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

           - Giá trị thẻ BHYT:

           + Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cơ quan BHXH thực hiện cấp thẻ BHYT cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị có thời hạn sử dụng tối đa không quá 02 năm (theo năm tài chính) nếu đơn vị có đề nghị. Đối với những trường hợp phát sinh tăng mới từ tháng 10/2015 trở đi, cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT có giá trị đến hết giá trị chung của đơn vị. Trường hợp lao động giảm (trừ trường hợp chết và nghỉ hưu) không thu hồi được thẻ BHYT, cơ quan BHXH truy thu BHYT hết giá trị của thẻ.

           + Đối với các đơn vị sử dụng lao động còn lại cấp thẻ BHYT có giá trị không quá 01 năm (theo năm tài chính).

           - Phương pháp rà soát số liệu, xác định số người và thời hạn chuyển hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT thực hiện theo Phụ lục kèm theo Công văn này.

           Lưu ý: Đối với các trường hợp tăng mới từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015, cơ quan BHXH thực hiện cấp 02 thẻ BHYT cho NLĐ (01 thẻ có giá trị sử dụng đến 31/12/2015, 01 thẻ có thời hạn từ 01/01/2016 đến hạn kết thúc chung theo đề nghị của đơn vị đối với đợt cấp thẻ đồng loạt năm 2016).

3. Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

      - Danh mục các cơ sở KCB ban đầu trên toàn quốc được thông báo trên mạng tại trang Web của BHXH TP Hà Nội (www.bhxhhn.com.vn).

           - Trường hợp đăng ký tại các cơ sở y tế trong địa bàn Thành phố: năm 2016 được tiếp tục đăng ký tại cơ sở y tế mà năm 2015 đã đăng ký nếu có nguyện vọng.

           - Trường hợp đăng ký tại cơ sở y tế ngoại tỉnh: thực hiện theo Danh mục KCB ban đầu do BHXH các tỉnh thông báo.

           - Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh.

           Đề nghị các đơn vị sử dụng lao động thực hiện theo đúng các nội dung hướng dẫn tại công văn này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về BHXH Thành phố (Phòng Thu) để hướng dẫn, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Giám đốc (để B/c);

- Các PGĐ (để chỉ đạo);

để t/h

- BHXH các quận, huyện, thị xã;

 

- Các phòng NV thuộc BHXH TP;

- Lưu: VP, PT.

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

 

Huỳnh Thị Mai Phương

 

 

 

Trường hợp truy thu của cá nhân bị tính lãi thì sẽ tính lãi gộp của số phải đóng của từng tháng (từng người một) đến tháng báo cáo. Bạn có thể tham khảo file excel tại địa chỉ: http://www.linhquang.vn/ho-tro/download-mau-bieu-phan-mem/152-download-mau-bieu-quyet-dinh-1111qd-bhxh
 

Ngày 11 tháng 11 năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2014/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ trả lương và đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các đơn vị sử dụng lao động kể từ ngày 01/01/2015. Cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

(đồng/tháng)

Mức lương TTV + 7%

(đồng/tháng)

I 3.100.000 3.317.000
II 2.750.000 2.942.500
III 2.400.000 2.568.000
IV 2.150.000 2.300.500

Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.


 

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, TRANG TRẠI, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THUÊ MƯỚN LAO ĐỘNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 170 của Luật Doanh nghiệp).

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 2.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.150.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

2. Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

3. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

5. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998, Luật Giáo dục năm 2005 và chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Luật Việc làm;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài;

đ) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

3. Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

4. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định này; trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ)

1. Vùng I, gồm các địa bàn:

- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;

- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;

- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;

- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;

- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;

- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;

- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;

- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;

- Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;

- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;

- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;

- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;

- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;

- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;

- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;

- Các Thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

- Các Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;

- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

- Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;

- Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;

- Thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;

- Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;

- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;

- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;

- Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;

- Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;

- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

3. Vùng III, gồm các địa bàn:

- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);

- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;

- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;

- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;

- Các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;

- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;

- Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;

- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;

- Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;

- Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;

- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;

- Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

- Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;

- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;

- Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;

- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;

- Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;

- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;

- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;

- Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;

- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Thị xã Kiến Tường và các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;

- Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;

- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;

- Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;

- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;

- Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;

- Thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;

- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;

- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Nhiều bạn vẫn chưa rõ cách tính và các số liệu trên THÔNG BÁO QUYẾT TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - mẫu C71-HD, chúng tôi xin hướng dẫn qua các bạn về mẫu này:download tại http://adf.ly/u1GbB (đợi 5s rồi bấm BỎ QUA QUẢNG CÁO hoặc SKIP AD để vào DOWNLOAD nhé)


A- Quy định của Luật BHXH, đơn vị được giữ lại 2% tổng quỹ lương hàng tháng để kịp thời chi trả các chế độ ngắn hạn tại đơn vị ngay khi có phát sinh. Bản chất của việc này là TẠM ỨNG một khoản tiền của BHXH để thanh toán dựa vào số tiền BHXH đơn vị phải nộp trong tháng. Hết quý sẽ thực hiện Quyết toán số kinh phí này với cơ quan BHXH (thường là cơ quan BHXH sẽ làm việc này và gửi Thông báo C71-HD cho đơn vị) để xác định số Thừa (phải trả cơ quan BHXH) hoặc Thiếu để BHXH cấp bù cho đơn vị.

B- Các tiêu chí và cách tính:
I- QUYẾT TOÁN CHI CÁC CHẾ ĐỘ BHXH TRONG KỲ
1- Tổng quỹ lương phải đóng BHXH: là tổng quỹ lương đóng BHXH của 03 tháng (không kể truy thu, thoái thu): 588.859.200
2- Kinh phí BHXH được giữ lại đơn vị theo quy định: 2%x588.859.200 = 11.777.184
3- Tổng số đã chi được quyết toán: Tổng số chi đã được BHXH duyệt theo C70b-HD trong quý về từng nội dung: 19.544.700
3.1 Chi ốm đau: 13.172.700
3.2 Chi thai sản: 6.372.000
3.3 Chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau: 0
3.4 Chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản: 0
3.5 Chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN: 0
4- Chênh lệch kinh phí BHXH giữ lại đơn vị và số quyết toán: sau khi xác định được tại mục 2 và 3 ở trên thì xác định được số Thừa 2% chi không hết hoặc Thiếu 2% cơ quan BHXH phải cấp bù cho đơn vị.
4.1 Thừa phải nộp cơ quan BHXH: nếu Kinh phí BHXH được giữ lại đơn vị theo quy định (2) lớn hơn Tổng số đã chi được quyết toán (3), đơn vị phải nộp lại số đó vào Tài khoản Thu của BHXH
4.2 Thiếu cơ quan BHXH phải trả: nếu Kinh phí BHXH được giữ lại đơn vị theo quy định (2) nhỏ hơn Tổng số đã chi được quyết toán (3): 7.767.516
II- THANH TOÁN GIỮA CƠ QUAN  BHXH VỚI ĐƠN VỊ SDLĐ
Phần này xác định số kinh phí (số tiền) mà BHXH phải chuyển cho đơn vị vào đầu quý sau sau khi Quyết toán C71-HD để đơn vị bù đắp đầy đủ số tiền đã chi các chế độ ngắn hạn cho người lao động trong quý:
1. Số kinh phí kỳ trước chuyển sang: nếu quý trước có Số kinh phí thừa tại đơn vị SDLĐ chuyển kỳ sau thì ghi số DƯƠNG (+), nếu quý trước có Số kinh phí thiếu kỳ sau cơ quan BHXH phải cấp thì ghi số ÂM (-): -16.363.496
2. Số kinh phí cấp trong kỳ: Tổng số tiền cơ quan BHXH đã chuyển cho đơn vị trong quý, thường bằng Số kinh phí thiếu kỳ sau cơ quan BHXH phải cấp trên C71-HD quý trước: 16.363.496
3. Số kinh phí thừa tại đơn vị SDLĐ chuyển kỳ sau: nếu Số kinh phí kỳ trước chuyển sang + Số kinh phí cấp trong kỳ > Thiếu cơ quan BHXH phải trả.
4. Số kinh phí thiếu kỳ sau cơ quan BHXH phải cấp: nếu Số kinh phí kỳ trước chuyển sang + Số kinh phí cấp trong kỳ < Thiếu cơ quan BHXH phải trả, cơ quan BHXH phải chuyển cho đơn vị số thiếu này vào đầu quý sau.

Các bạn có thể download mẫu C71-HD có sẵn công thức và cách tính tại đây để tham khảo nhé: http://adf.ly/u1GbB (đợi 5s rồi bấm BỎ QUA QUẢNG CÁO hoặc SKIP AD để vào DOWNLOAD nhé)

Công văn Số:2267/BHXH – PT V/v Hướng dẫn cấp thẻ BHYT năm 2015 đối tượng cùng tham gia

DOWNLOAD mẫu biểu cấp thẻ 2015

Danh mục KCB 2015 khu vực Hà Nội

(đợi 5 giây rồi bấm BỎ QUA QUẢNG CÁO hoặc SKIP AD để vào trang download, bấm vào DOWNLOAD để tải về)

 

Trích dẫn nội dung cơ bản:

Kính gửi:  Ông (Bà) Thủ trưởng các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.   

            
Căn cứ Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/110/2014 Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc về việc sửa đổi một số nội dung tại các Quyết định ban hành quy định quản lý thu chi BHXH, BHYT; Quyết định số 1947/QĐ-BHXH ngày 29/12/2011 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Để thực hiện việc cấp thẻ BHYT năm 2014 cho người lao động được kịp thời, chính xác. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hướng dẫn việc rà soát dữ liệu, lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014 đối với các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN cụ thể như sau:


1.    QUY TRÌNH TIẾP NHẬN
1.1    Quy trình tiếp nhận hồ sơ điện tử.
Xem tại Công văn Số:2267/BHXH – PT
1.2    Quy trình tiếp nhận hồ sơ thông thường.
Thực hiện theo Khoản 2 Mục I Công văn số 3846/BHXH-PT ngày 31/10/2013 của BHXH thành phố Hà Nội.
2. PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT DỮ LIỆU VÀ LẬP DANH SÁCH
Thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Công văn số 3846/BHXH-PT ngày 31/10/2013 của BHXH thành phố Hà Nội. Tuy nhiên để cấp thẻ BHYT năm 2015 Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Công văn số 3846/BHXH-PT như sau:

- Bổ sung điểm c Khoản 1 Mục II (Nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu): ngoài những quy định đã hướng dẫn, đề nghị các đơn vị lưu ý những trường hợp KHÔNG THAY ĐỔI NƠI ĐĂNG KÝ KCB BAN ĐẦU thì GIỮ NGUYÊN, trường hợp có THAY ĐỔI NƠI ĐĂNG KÝ KCB BAN ĐẦU thực hiện theo quy định chỉ được đăng ký tại các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện và tương đương trở xuống có ký hợp đồng với cơ quan BHXH.

- Bổ sung điểm d Khoản 1 Mục II (Về số sổ BHXH): trường hợp trên dữ liệu của cơ quan BHXH đang dùng số sổ tạm, đơn vị thực hiện kê khai số sổ đúng của người lao động vào cột Ghi chú trên mẫu D07-TS để cơ quan BHXH thực hiện hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu.

- Sửa đổi Khoản 3 Mục II (Thời hạn chuyển hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT): đơn vị gửi file dữ liệu đến cơu qan BHXH trước ngày 30/11/2014 để kịp thời cho việc in, cấp thẻ BHYT cho người lao động trước 01/01/2015.

Lưu ý: đối với trường hợp người lao động điều chỉnh về nhân, cơ quan BHXH chỉ thực hiện điều chỉnh trên thẻ BHYT sau khi đơn vị đã điều chỉnh thông tin về nhân thân của người lao động trên sổ BHXH.


Xem Công văn số 3846/BHXH-PT

Ngày 10 tháng 10 năm 2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định số 1018/QĐ-BHXH bổ sung, sửa đổi một số nội dung tại các Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011, Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014, Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012, Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/201, Quyết định số 884/QĐ-BHXH ngày 25/8/2011 và có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2014.
Trong đó: Phần quản lý Thu có sửa đổi D02-TSTờ khai hoàn toàn theo mẫu mới TK1 và TK2.

Download Quyết định số 1018/QĐ-BHXH và biểu mẫu kèm theo

(đợi 5 giây rồi Bấm BỎ QUA QUẢNG CÁO hoặc SKIP AD hoặc xem Hướng dẫn download từ ADF.LY­)

Cập nhật mẫu mới cho Phầm mềm Quản lý nhân sự và Bảo hiểm xã hội PMS

Xem Hướng dẫn lập mẫu D02-TS mới theo QĐ 1018/QĐ-BHXH

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc       

Số: 1018/QĐ-BHXH

 

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

Sửa đổi một số nội dung tại các quyết định

ban hành quy định quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

 

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12  ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;

Để giảm thủ tục, thời gian cho đơn vị sử dụng lao động và cá nhân có quan hệ giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội, xét đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam như sau:

1. Bỏ “Văn bản đề nghị” (Mẫu số D01b-TS) quy định tại các Điều 19, 20, 21, 23, 26, 32, 33, 34.

2. Bỏ một (01) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS) quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 27.

3. Bỏ nội dung “kèm theo 02 ảnh mầu cỡ 3x4 (01 ảnh dán trên Tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu)” quy định tại các Điều 17, 26, 28.

4. Bỏ “Đơn đề nghị” (Mẫu số D01-TS) quy định tại khoản 4 Điều 24;  khoản 3 Điều 27; Điều 34.

5. Bỏ “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT” (Mẫu số A01-TS); “Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện” (Mẫu số A02-TS) và “Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu số A03-TS), thay bằng “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT” (Mẫu số TK1-TS) và “Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT” (Mẫu số TK2-TS).

6.  Bỏ các chỉ tiêu: “ngày, tháng, năm sinh”; “giới tính”; “mức đóng cũ”; “đến tháng, năm”; “không trả thẻ”; “đã có sổ BHXH” tạiDanh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số D02-TS).

7. Bỏ các chỉ tiêu: “ngày, tháng, năm sinh”; “giới tính”; “địa chỉ”; “nơi đăng ký KCB ban đầu”; “quyền lợi”; “chứng minh thư”; “biên lai”; “tỷ lệ đóng” tại Danh sách người tham gia BHYT (Mẫu D03-TS);

8. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1 khoản 2 Điều 3 như sau:

“d) Cấp lại bìa sổ BHXH cho người đã hưởng trợ cấp 01 lần, sau đó tiếp tục đi làm.

đ) Điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH thời gian trước năm 1995, đối với các trường hợp in sai thông tin so với Tờ khai của người lao động đã được cơ quan BHXH thẩm định”.

9. Sửa đổi, bổ sung tiết 3.1 khoản 3 Điều 32 như sau:

“3.1. Thành phần hồ sơ:

3.1.1. Người tham gia BHXH tự nguyện:

a) Sổ BHXH;

b) Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số TK2-TS).

3.1.2. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHTN:

a) Sổ BHXH;

b) Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số TK2-TS).”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

10.1. Sửa đổi bổ sung tiết 1.2 Khoản 1 như sau:

“1.2. Nộp hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng:

a) Trường hợp giao dịch hồ sơ điện tử, thực hiện kê khai và chuyển hồ sơ theo quy định về giao dịch điện tử;

b) Trường hợp trao đổi, đối chiếu thông tin qua mạng internet thì lậphồ sơ theo quy định tại Điều 17, Điều 18 mỗi tháng một lần để chuyển cho cơ quan BHXH”.

10.2. Bỏ tiết 1.7 Khoản 1.

11. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.4 khoản 1 Điều 40 như sau:

“1.4. Nhận từ bộ phận Cấp sổ, thẻ; Thu: sổ BHXH, thẻ BHYT, danh sách cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, các giấy tờ liên quan, Mẫu số C12-TS để chuyển cho đơn vị sử dụng lao động và người tham gia; các hồ sơ còn lại lưu tại cơ quan BHXH.”

12. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.4 khoản 1 Điều 71 như sau:

 “1.4. Thu hồi thẻ BHYT của người lao động ngừng việc, di chuyển, nghỉ hưởng chế độ chuyển cho cơ quan BHXH hoặc gửi Mẫu số D02-TS bằng hình thức trao đổi thông tin qua mạng internet hoặc giao dịch hồ sơ điện tử để điều chỉnh số phải thu (trừ trường hợp chết). Trường hợp gửi Mẫu sốD02-TS bằng hình thức trao đổi thông tin qua mạng internet thì cuối tháng chuyển thẻ BHYT cho cơ quan BHXH. Chi phí khám, chữa bệnh BHYT phát sinh (nếu có) kể từ thời điểm báo giảm đến khi cơ quan BHXH nhận được thẻ BHYT do đơn vị, đại lý thu có trách nhiệm thanh toán”.

13. Việc ký xác nhận trên các mẫu Tờ khai tham gia BHXH, BHYT; Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT; Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT thực hiện theo hướng dẫn sử dụng mẫu, biểu.

Điều 2.Điều chỉnh một số nội dung trong Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam, như sau:

1. Bản chụp là bản sao từ bản chính không có chứng thực.

2. Đối với các thành phần hồ sơ quy định là bản chính hoặc bản sao thì người lao động, thân nhân người lao động và người sử dụng lao động có thể nộp bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cơ quan BHXH đối chiếu (trừ hồ sơ quy định tại khoản 6 Điều 14); Trường hợp thành phần hồ sơ quy định chỉ là bản chính thì nộp bản chính.

3. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu bản chụp với bản chính, xác nhận trên trang nhất của bản chụp “đã đối chiếu với bản chính”, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm xác nhận. Sau đó trả lại bản chính cho người nộp hồ sơ.

4. Đối với tất cả các loại hồ sơ để giải quyết chế độ BHXH, thì người sử dụng lao động, người lao động, thân nhân người lao động nộp một (01) bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Điều 3. Điều chỉnh một số nội dung trong Quy định quản lý chi trả chế độ BHXHban hành kèm theoQuyết định số 488/QĐ-BHXH  ngày  23/5/2012  của BHXH Việt Nam như sau:

1. Tài khoản thẻ ATM và tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng thương mại của Việt Nam được hiểu là tài khoản cá nhân.

2. Bỏ Giấy đề nghị truy lĩnh số tiền chưa nhận (Mẫu số 17-CBH) trong trường hợp người hưởng mới hoặc tỉnh khác đến có những tháng chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

3. Bỏ Giấy đề nghị tiếp tục hưởng BHXH hằng tháng (Mẫu số 19-CBH) trong trường hợp người hưởng lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân đến ký xác nhận ngay tháng sau liền kề của kỳ xác nhận.

Điều 4.Điều chỉnh một số nội dung trong Quy định về tổ chức thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh, giám định chi trả chi phí KCB, quản lý và sử dụng quỹ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 của BHXH Việt Nam như sau:

1. Tiết 2.2.1 điểm 2 mục I Phần I:

1.1. Đối với cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) công lập:

a) Bỏ Bản sao công chứng Quyết định thành lập và xếp hạng bệnh viện;

b) Bỏ Danh mục thuốc, vật tư y tế tiêu hao, vật tư thay thế sử dụng tại cơ sở KCB theo quy định của Bộ Y tế.

1.2. Đối với cơ sở KCB ngoài công lập:

a) Bỏ: Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật; Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân; Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược tư nhân và Quyết định phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn.

b) Bỏ: Danh mục thuốc, vật tư y tế tiêu hao, vật tư thay thế sử dụng tại cơ sở KCB theo quy định của Bộ Y tế; Bản cam kết chấp nhận thanh toán chi phí các dịch vụ y tế không vượt quá giá viện phí tại các cơ sở KCB BHYT công lập tương đương tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc cùng phân hạng bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế và không thu thêm của người bệnh đối với quyền lợi được hưởng theo quy định của Luật BHYT.

2. Điểm 3 mục IV Phần I:

Bỏ nội dung “Nếu người bệnh được chuyển tiếp đến cơ sở KCB khác, cơ sở KCB nơi chuyển bệnh nhân đi phải cung cấp bản sao giấy chuyển viện của cơ sở KCB trước đó (trừ trường hợp cấp cứu) kèm hồ sơ chuyển viện.”

Điều 5. Điều chỉnh một số nội dung trong Quy định tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 884/QĐ-BHXH ngày 25/8/2011 của BHXH Việt Nam như sau:

1. Nghiêm cấm việc tự ban hành thêm thủ tục hành chính; thực hiện công khai Bộ thủ tục hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin của Ngành và Bộ phận một cửa của cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyện để tổ chức, cá nhânđến giao dịch biết và thực hiện.

2. Giám đốc BHXH tỉnh, huyện cử cán bộ thuộc Bộ phận một cửa nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị sử dụng lao động. Trường hợp không bố trí được cán bộ thì ký hợp đồng với các đơn vị dịch vụ bưu điện để thực hiện. Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả do Giám đốc BHXH tỉnh, huyện thống nhất với chủ sử dụng lao động.

Điều 6.  Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

  Nơi nhận:

- Như Điều 6;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Phó Thủ tướng: Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam (thay b/c);

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ: LĐTB&XH, TC, YT, NV, KHĐT, TP, TTCP;

- UBND tỉnh, tptrực thuộc TW;

- HĐQL - BHXHVN;

- TGĐ, các phó TGĐ;

- Lưu: VT, PC, BT(10b).

TỔNG GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Minh

 

I- TRA CỨU QUÁ TRÌNH THAM GIA BHXH

Hãy bấm vào hình
  

 

II- TRA CỨU QUÁ GIẤY HẸN

 

ttHoặc bấm vào đây nếu không vào được:

Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 như sau:


- Vùng I: 2.700.000 đồng/tháng;

- Vùng II: 2.400.000 đồng/tháng;

- Vùng III: 2.100.000 đồng/tháng;

- Vùng IV: 1.900.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu trên trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường; Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng trên.

Đối tượng áp dụng bao gồm:

- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam);

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Danh mục các vùng:
Xem tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP

 

Xem Cấp thẻ BHYT 2014 - Hà Nội

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Số: 3992/BHXH-NVGĐ1

V/v thông báo các cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu đối với đối tượng tham gia BHYT do BHXH TP Hà Nội phát hành thẻ năm 2014

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm  2013

                             Kính gửi:

                                            - Các phòng nghiệp vụ;

                                           - Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã.

     

Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế  số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế.

Nhằm đảm bảo quyền lợi và chất lượng khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), phù hợp thực tế các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn Hà Nội.Căn cứ  Công văn số 3206/SYT-NVY ngày 28/10/2013 của Sở Y tế Hà Nội về việc rà soát điều kiện các cơ sở KCB BHYT ban đầu. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tạm thời thông báo danh sách các cơ sở KCB BHYT nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu năm 2014 đối với đối tượng tham gia BHYT do BHXH thành phố Hà Nội phát hành như sau:

1- Nguyên tắc đăng ký KCB ban đầu:

- Người tham gia BHYT cư trú hoặc công tác trên địa bàn quận, huyện, thị xã được lựa chọn đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương và các bệnh viện trên địa bàn quận, huyện, thị xã đó hoặc giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã (tính giáp ranh các phường, xã) phù hợp khoảng cách nơi cư trú, công tác với cơ sở KCB để thuận tiện cho người có thẻ đi KCB.

- Người tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công với cách mạng, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với nơi cư trú hoặc nơi công tác để thuận tiện khi khám chữa bệnh BHYT.

- Để ổn định, tránh thay đổi nhiều trong việc đăng ký KCB ban đầu các đối tượng đã đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến thành phố trở lên năm 2013 tiếp tục được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB đó nếu có nguyện vọng.

- Đối tượng tự nguyện tham gia BHYT (mã GD) không đăng ký KCB ban đầu tại các bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.

- Đối tượng học sinh sinh viên đăng ký KCB ban đầu thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2134/BHXH-NVGĐ1 ngày 05/7/2013 của BHXH TP Hà Nội về thông báo các cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng học sinh sinh viên năm học 2013-2014.

- Đối với các bệnh viện do Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến ký hợp đồng gồm các bệnh viện Hữu Nghị (mã KCB: 01-001), bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (mã KCB: 01-014), bệnh viện YHCT Trung ương (mã KCB: 01-047), bệnh viện E (mã KCB: 01-007), bệnh viện YHCT Quân đội (mã KCB: 01-019). Trong khi chờ ý kiến của BHXH Việt Nam, tạm thời thực hiện như sau:

+ Việc đăng ký KCB ban đầu đảm bảo theo đúng nguyên tắc tại điểm 1 của Công văn này.

+ Bệnh viện Hữu Nghị: chỉ nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng tham gia BHYT có sổ khám bệnh do bệnh viện Hữu Nghị cấp, có đủ tiêu chuẩn theo Hướng dẫn số 52/HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương.

+ Bệnh viện Trung ương quân đội 108: ngoài các đối tượng theo nguyên tắc tại điểm 1 và nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng là bộ đội nghỉ hưu tại các quận nội thành Hà Nội có quân hàm từ cấp thiếu tá trở lên, thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc từ thiếu tá trở lên có hộ khẩu thường trú tại nội thành Hà Nội.

+ Bệnh viện E nhận số thẻ đăng ký không vượt quá 80.000 thẻ (không nhận đối tượng dưới 15 tuổi); Bệnh viện YHCT Quân đội (không nhận đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi); Bệnh viện YHCT Trung ương nhận số thẻ không vượt quá 50.000 thẻ BHYT.

2- Danh sách các cơ sở nhận đăng ký KCB ban đầu:

- Danh sách các cơ sở y tế nhận đăng ký KCB ban đầu cho các đối tượng tham gia BHYT (phụ lục 1).

Lưu ý các cơ sở y tế không đủ khả năng tiếp nhận khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc chỉ có khả năng tiếp nhận KCB cho đối tượng trên 15 tuổi.

- Danh sách các bệnh viện tuyến thành phố trở lên (phụ lục 2): nhận đăng ký KCB ban đầu cho các đối tượng tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Phòng Quản lý sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND, hưu trí, bảo trợ xã hội nếu có nhu cầu.

- Danh sách các phòng khám sức khỏe cán bộ thuộc thành phố Hà Nội quản lý (phụ lục 3): nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng tham gia BHYT đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn số 52/HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương và Hướng dẫn số 161-HD/BTCTU ngày 07/12/2007 của Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội. Đối tượng phải có sổ khám bệnh do Phòng Quản lý sức khoẻ cán bộ Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký tại các Phòng khám sức khoẻ cán bộ theo địa bàn.

- Danh sách các y tế cơ quan, y tế trường học (phụ lục 4): nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng thuộc đơn vị quản lý.

3- Tổ chức thực hiện:

- BHXH các quận, huyện, thị xã và các phòng nghiệp vụ hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người có thẻ BHYT lựa chọn đăng ký KCB ban đầu theo đúng nguyên tắc nêu trên và danh sách thông báo kèm theo công văn.

- Phòng Cấp sổ thẻ tổng hợp số thẻ BHYT phát hành đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB căn cứ trên dữ liệu của BHXH các quận, huyện, thị xã chuyển các phòng Nghiệp vụ giám định trước ngày 05 hàng tháng.

Đề nghị BHXH các quận, huyện, thị xã và các phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát để phát hành thẻ BHYT theo đúng danh sách cơ sở KCB BHYT đã thông báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc bổ sung các đơn vị mới phải có thông báo kịp thời về các phòng Nghiệp vụ giám định để trình lãnh đạo BHXH thành phố Hà Nội xem xét  giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;   

- BHXH Việt Nam (để báo cáo);

- Sở Y tế Hà Nội (để phối hợp);

- Giám đốc, các PGĐ (để chỉ đạo);

- Web BHXH TP Hà Nội;

- Lưu: VT, NVGĐ1, NVGĐ2 (02 bản).

                  

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

( Đã ký)

 

Nguyễn Đức Hoà

 

 

 

 

 

1- Nguyên tắc đăng ký KCB ban đầu:

Được thực hiện theo Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 của Quốc Hội ngày 14/11/2008 và Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 18/08/2009 của Bộ Y tế; Theo sự chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại công văn số 2889/BHXH-CSYT ngày 15/7/2010 về việc sửa đổi một số nội dung quy định tại Công văn số 5021/BHXH-CSYT ngày 31/12/2009:

- Người tham gia BHYT cư trú hoặc công tác trên địa bàn quận, huyện, thị xã được lựa chọn đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương và các bệnh viện trên địa bàn quận, huyện, thị xã đó hoặc giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã phù hợp khoảng cách nơi cư trú, công tác với cơ sở KCB để thuận tiện cho người có thẻ đi KCB.
- Người tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công với cách mạng, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu được đăng ký KCB ban đầu  tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với nơi cư trú hoặc nơi công tác để thuận tiện khi khám chữa bệnh BHYT.
 - Đối với các bệnh viện do Trung tâm giám định BHYT & thanh toán đa tuyến ký hợp đồng và đối tượng tham gia BHYT tự nguyện tạm thời thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1949/BHXH-NVGĐ1 ngày 18/6/2012 của BHXH TP Hà Nội.
- Đối tượng học sinh sinh viên đăng ký KCB ban đầu thực hiện theo hướng dẫn riêng cho đối tượng học sinh sinh viên năm học 2013-2014.

 2- Danh sách các cơ sở nhận đăng ký KCB ban đầu:
Để đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và chất lượng khám chữa bệnh cũng như khả năng đáp ứng của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh BHYT nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố khác phát hành thẻ năm 2014 theo quy định (phụ lục kèm theo).

 

Phụ lục

(Kèm theo công văn số 3991/BHXH-NVGĐ1 ngày 08 tháng 11 năm 2013)

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ Y TẾ TẠI  THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHẬN

ĐĂNG KÝ KHÁM CHỮA BỆNH BAN ĐẦU NGOẠI TỈNH NĂM 2014

         
TT Tên cơ sở y tế Địa chỉ Mã KCB Lưu ý đối tượng đăng ký
I/ QUẬN ĐỐNG ĐA      
1 PK 107 Tôn Đức Thắng 107 Tôn Đức Thắng, Đống Đa 01-020  
2 PKĐK Kim Liên B20A, Tập thể Kim Liên, Đống Đa 01-021  
3 TTYT Lao động (Bộ NN&PTNT) 16 Ngõ 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa 01-061  
4 PKĐK số 2 (TTYT quận Đống Đa)  Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa 01-064  
5 BV Giao thông vận tải trung ương 1194 Đường Láng, quận Đống Đa 01-010 Cán bộ ngành Giao thông vận tải
II/ QUẬN HOÀNG MAI      
1 PKĐK Lĩnh Nam Phường Lĩnh Nam - Hoàng Mai 01-030  
2 PKĐK Linh Đàm Linh Đàm, Hoàng Mai 01-045  
3 Bệnh viện Bưu Điện Phố Trần Điền, Định Công, quận Hoàng Mai 01-009 Cán bộ thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).
III/ QUẬN BA ĐÌNH      
1 TTYT Xây dựng Hà Nội 34/53 Tân ấp, Phúc xá, Ba Đình 01-072  
2 PKĐK 50 Hàng Bún (TTYT quận Ba Đình) 50 Hàng Bún, Ba Đình 01-059  
3 Bệnh viện 354 120 Đốc Ngữ , quận Ba Đình 01-015 Thân nhân sĩ quan quân đội, hưu trí quân đội (nhận đối tượng trên 15 tuổi)
IV/ QUẬN CẦU GIẤY      
1 PKĐKKV Nghĩa Tân (TTYT quận Cầu Giấy) 117 A15 Nghĩa Tân, Cầu Giấy 01-073  
2 PKĐKKV Yên Hòa (TTYT quận Cầu Giấy) Tổ 49 P.Yên Hòa, Cầu giấy 01-078  
3 Bệnh viện 19-8 Phố Trần Bình, Mai Dịch, quận Cầu Giấy 01-043 Thân nhân sĩ quan công an, công an hưu trí (nhận đối tượng trên 15 tuổi)
V/ QUẬN HAI BÀ TRƯNG      
1 PKĐK 103 Bà Triệu (TTYT quận Hai Bà Trưng) 103 Bà Triệu, Hai Bà Trưng 01-024  
2 PK Mai Hương (TTYT quận Hai Bà Trưng) A1 ngõ Mai Hương, Hai Bà Trưng 01-070  
3 Bệnh viện Dệt May 454 Minh Khai, Hai Bà Trưng 01-065 Cán bộ thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
4 Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec  458 Minh Khai - Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng 01-161  Cán bộ thuộc tập đoàn Vingroup
VI/ QUẬN HOÀN KIẾM      
1 PKĐK 26 Lương Ngọc Quyến (TTYT Hoàn Kiếm) 26 Lương Ngọc Quyến - Hoàn Kiếm 01-022  
2 PKĐK 21 Phan Chu Trinh (TTYT Hoàn Kiếm) 21 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm 01-057  
VII/ QUẬN THANH XUÂN      
1 TTYT Quận Thanh Xuân Ngõ 282 Khương Đình, Thanh Xuân 01-074  
2 TTYT Lao động Vinacomin Số 1 Phan Đình Giót, Phương liệt, quận Thanh Xuân 01-087 Cán bộ thuộc Tập đoàn Than & khoáng sản
3 Bệnh viện Xây dựng Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân 01-055 Cán bộ thuộc ngành Xây dựng
4 Viện Y học hàng không 225 Trường Chinh, quận Thanh Xuân 01-018 Thân nhân sĩ quan quân đội, hưu trí quân đội (nhận đối tượng trên 15 tuổi)
5 Bệnh viện YHCT Bộ Công an Đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân 01-062 Thân nhân sĩ quan công an, công an hưu trí (nhận đối tượng trên 15 tuổi)
VIII/ QUẬN LONG BIÊN      
1 PKĐK GTVT Gia Lâm 481 Ngọc Lâm, Long Biên 01-054  
2 TTYT Hàng không Sân bay Gia Lâm, Long Biên  01-086  
3 PKĐK Sài Đồng (TTYT quận Long Biên) Thị trấn Sài Đồng, Long Biên 01-067  
4 PKĐK trung tâm (TTYT quận Long Biên) 20 Quân Chính, Ngoc Lâm, Long Biên 01-092  
IX/ QUẬN TÂY HỒ      
1 PKĐK 124 Hoàng Hoa Thám (TTYT quận Tây Hồ) 124 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình 01-023  
2 PK 695 Lạc Long Quân (TTYT quận Tây Hồ) 695 Lạc Long Quân, Tây Hồ 01-066  
3 TYT Công nghiệp Hà Nội Ngõ 603 Lạc Long Quân, Tây Hồ 01-075  
X/ THỊ XÃ SƠN TÂY      
1 TTYT thị xã Sơn Tây Số 1 Lê Lợi, Sơn Tây 01-836  
2 Bệnh viện đa khoa Sơn Tây 234 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây 01-831  
3 Bệnh viện 105 Phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây 01-819 Thân nhân sĩ quan quân đội, hưu trí quân đội (nhận đối tượng trên 6 tuổi)
XI/ QUẬN HÀ ĐÔNG      
1 Bệnh viện YHCT Hà Đông 99 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông 01-935  
2 PKĐKKV Trung Tâm (TTYT quận Hà Đông) 57 Tô Hiệu, Hà Đông 01-832  
3 PKĐKKV Phú Lương (TTYT quận Hà Đông) Phường Phú Lương, Hà Đông 01-079  
4 Bệnh viện 103 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội 01-016 Thân nhân sĩ quan quân đội, hưu trí quân đội
XII/ HUYỆN ĐÔNG ANH      
1 PKĐK Miền Đông (TTYT huyện Đông Anh) Xã Liên Hà, Đông Anh 01-084  
2 PKĐK Khu vực I (TTYT huyện Đông Anh) xã Kim Chung, Đông Anh 01-085  
XIII/ HUYỆN SÓC SƠN      
1 Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn Xã Tiên Dược, Sóc Sơn 01-032  
2 PKĐK Trung Giã (TTYT huyện Sóc Sơn) Xã Trung Giã - Sóc Sơn 01-033  
3 PKĐK Kim Anh (TTYT huyện Sóc Sơn) Xã Thanh Xuân - Sóc Sơn 01-034  
4 PKĐK Xuân Giang (TTYT huyện Sóc Sơn) Xã Xuân Giang, Sóc Sơn 01-171  
5 PKĐK Minh Phú (TTYT huyện Sóc Sơn) Xã Minh Phú, Sóc Sơn 01-107  
6 Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc 01-080  
XIV/ HUYỆN THANH TRÌ      
1 PKĐKKV Đông Mỹ (TTYT huyện Thanh Trì) Thôn 1B xã Đông Mỹ, Thanh trì 01-012  
2 Bệnh viện đa khoa Thanh Trì Thị trấn Văn Điển - Thanh Trì 01-029  
XV/ HUYỆN TỪ LIÊM      
1 Bệnh viện Nam Thăng Long Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Từ Liêm 01-071 Cán bộ ngành Giao thông vận tải
2 PKĐK khu vực Chèm (TTYT huyện Từ Liêm) Xã Thụy Phương - Từ Liêm 01-083  
3 PKĐK Cầu Diễn (TTYT huyện Từ Liêm) Thị trấn Cầu Diễn - Từ Liêm 01-091  
XVI/ HUYỆN GIA LÂM      
1 Bệnh viện đa khoa Gia Lâm TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội 01-160  
2 PKĐK Yên Viên (TTYT huyện Gia Lâm) Hà Huy Tập - Thị trấn Yên Viên - Gia Lâm 01-026  
3 PKĐK Trâu Quỳ (TTYT huyện Gia Lâm) 1 Ngô Xuân Quảng -Trâu Quỳ - Gia Lâm 01-027  
4 PKĐK Đa Tốn (TTYT huyện Gia Lâm) Thuận Tốn - Đa Tốn - Gia Lâm 01-093  
XVII/ HUYỆN CHƯƠNG MỸ      
1 BVĐK huyện Chương Mỹ 120 Hoà Sơn,Thị Trấn Chúc Sơn 01-823  
2 PKĐKKV Xuân Mai (TTYT huyện Chương Mỹ) Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ 01-100  
3 PKĐKKV Lương Mỹ (TTYT huyện Chương Mỹ) Hoàng Văn Thụ, Chương Mỹ 01-135  
XVIII/ HUYỆN THƯỜNG TÍN      
1 PKĐKKV Tô Hiệu (TTYT huyện Thường Tín) Thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, Thường Tín 01-017  
2 BVĐK huyện Thường Tín Thị trấn Thường Tín, Thường Tín 01-830  
XIX/ HUYỆN MÊ LINH      
1 PKĐK Đại Thịnh (TTYT huyện Mê Linh) Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh 01-195  
2 PKĐK Thạch Đà (TTYT huyện Mê Linh) Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh 01-088  
3 BVĐK huyện Mê Linh Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh 01-099  
XX/ HUYỆN ỨNG HÒA      
1 Bệnh viện đa khoa Vân Đình Thị trấn Vân Đình, ứng Hoà 01-817  
2 PKĐKKV Đồng Tân (TTYT huyện ứng Hòa) Xã Đồng Tân, ứng Hòa 01-155  
3 PKĐKKV Lưu Hoàng (TTYT huyện ứng Hòa) Xã Lưu Hoàng, ứng Hòa 01-156  
XXI/ HUYỆN MỸ ĐỨC      
1 BVĐK huyện Mỹ Đức Thị trấn Đại Nghĩa, Mỹ Đức 01-825  
2 PKĐKKV An Mỹ (TTYT huyện Mỹ Đức) Xã An Mỹ, Mỹ Đức 01-169  
3 PKĐKKV Hương Sơn (TTYT huyện Mỹ Đức) Xã Hương Sơn, Mỹ Đức 01-172  
XXII/ HUYỆN HOÀI ĐỨC      
1 PKĐKKV Ngãi Cầu (TTYT huyện Hoài Đức) Xã An Khánh, Hoài Đức 01-199  
2 BVĐK huyện Hoài Đức Thị trấn Trôi, Hoài Đức 01-824  
XXIII/ HUYỆN ĐAN PHƯỢNG      
1 PKĐKKV Liên Hồng (TTYT huyện Đan Phượng) Xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng 01-839  
2 BVĐK huyện Đan Phượng Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng 01-820  
XXIV/ HUYỆN PHÚ XUYÊN      
1 PKĐKKV Tri Thủy (TTYT huyện Phú Xuyên) Xã Tri Thủy, Phú Xuyên 01-200  
2 BVĐK huyện Phú Xuyên Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên 01-821  
XXV/ HUYỆN BA VÌ      
1 PKĐKKV Minh Quang (TTYT huyện Ba Vì) Xã Minh Quang, Ba Vì 01-209  
2 PKĐKKV Bất Bạt (TTYT huyện Ba Vì) Xã Sơn Đà, Ba Vì 01-210  
3 PKĐKKV Tản Lĩnh (TTYT huyện Ba Vì) Xã Tản Lĩnh, Ba Vì 01-211  
4 BVĐK huyện Ba Vì Đồng Thái, Ba Vì 01-822  
XXVI/ HUYỆN PHÚC THỌ      
1 PKĐKKV Ngọc Tảo (TTYT huyện Phúc Thọ) Xã Ngọc Tảo, Phúc Thọ 01-037  
2 BVĐK huyện Phúc Thọ Thị trấn Phúc Thọ, Phúc Thọ 01-826  
XXVII/ HUYỆN QUỐC OAI      
1 PKĐKKV Hòa Thạch (TTYT huyện Quốc Oai) Xã Hòa Thạch, Quốc Oai 01-212  
2 BVĐK huyện Quốc Oai Thị trấn Quốc Oai, huỵện Quốc Oai 01-827  
XXVIII/ HUYỆN THẠCH THẤT      
1 PKĐK Yên Bình (TTYT huyện Thạch Thất) Xã Yên Bình, Thạch Thất 01-213  
2 BVĐK huyện Thạch Thất Kim Quan, Thạch Thất 01-828  
XIX/ HUYỆN THANH OAI      
1 PKĐKKV Dân Hòa (TTYT huyện Thanh Oai) Xã Dân Hòa, Thanh Oai 01-048  
2 BVĐK huyện Thanh Oai Thị trấn Kim Bài, Thanh Oai 01-829  

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HÀ NỘI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 3846/BHXH – PT

V/v Hướng dẫn cấp thẻ BHYT năm 2014 đối tượng cùng tham gia

 

 Hà Nội, ngày 31  tháng 10 năm 2013

DOWNLOAD mẫu biểu cấp thẻ 2014

Danh mục KCB 2014 khu vực Hà Nội

 

Kính gửi:  Ông (Bà) Thủ trưởng các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.   

            
Căn cứ Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định số 1947/QĐ-BHXH ngày 29/12/2011 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Để thực hiện việc cấp thẻ BHYT năm 2014 cho người lao động được kịp thời, chính xác. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hướng dẫn việc rà soát dữ liệu, lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014 đối với các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN cụ thể như sau:


I.    QUY TRÌNH TIẾP NHẬN
1.    Quy trình tiếp nhận hồ sơ điện tử.
Nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành thẻ BHYT đạt kết quả tốt; BHXH thành phố Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần TS24 triển khai thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ giao dịch điện tử qua mạng trên toàn hệ thống BHXH thành phố.
Dữ liệu các thông tin về nhân thân của người lao động trong đơn vị được đưa lên mạng và bảo mật riêng từng đơn vị, đơn vị liên hệ với Công ty cổ phần TS24 (Tổng đài hỗ trợ: 19006234 nhánh 2 hoặc Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.) để đăng ký sử dụng phần mềm và được cấp tài khoản sử dụng phần mềm (chi tiết thực hiện theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo công văn này).
2.    Quy trình tiếp nhận hồ sơ thông thường.
Đối với các đơn vị chưa có điều kiện để thực hiện theo quy trình tiếp nhận hồ sơ điện tử, vẫn thực hiện theo quy trình tiếp nhận hồ sơ thông thường như các năm trước đây.
Cán bộ làm công tác BHXH của đơn vị liên hệ với cơ quan BHXH để được cung cấp dữ liệu và thực hiện rà soát trước khi đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014 (chi tiết thực hiện theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo công văn này).
II. PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT DỮ LIỆU VÀ LẬP DANH SÁCH
1. Rà soát dữ liệu.
Căn cứ dữ liệu lao động hiện đang tham gia BHXH, BHYT đến thời điểm 30/9/2013 lập theo mẫu trên phần mềm SMS do cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp (bản cứng hoặc file dữ liệu). Đề nghị các đơn vị sử dụng lao động thực hiện rà soát dữ liệu, trình tự thực hiện rà soát như sau:
1.1/ Trường hợp có điều chỉnh
Khi có sự sai lệch hoặc thay đổi các tiêu thức đã ghi trong dữ liệu do cơ quan BHXH đang quản lý, đơn vị kê khai các trường hợp này vào Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia không thay đổi mức đóng (mẫu D07-TS). Tiêu thức nào có sự thay đổi, yêu cầu kê lại cho chính xác vào cột tương ứng trong phần dữ liệu đề nghị điều chỉnh. Cần lưu ý một số tiêu thức sau:
a- Về nhân thân: Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, phải kê đầy đủ, chính xác, phù hợp với hồ sơ tham gia BHXH của người lao động (file dữ liệu về ngày, tháng, năm sinh,... yêu cầu kê đầy đủ và format dạng text theo từng cột). Trường hợp thay đổi nhân thân (họ, tên, ngày tháng  năm  sinh) so với dữ liệu đang quản lý, yêu cầu đơn vị làm thủ tục điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH trước khi đề nghị điều chỉnh thẻ BHYT.
b- Địa chỉ: Tùy đặc điểm của từng đơn vị sử dụng lao động có thể kê khai theo nơi cư trú hoặc đơn vị (tổ, đội, phân xưởng,…) theo đầu mối cấp thẻ cho người lao động trong đơn vị.
c- Nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu:
 - Ghi chính xác mã số các cơ sở KCB ban đầu (không ghi cụ thể tên cơ sở KCB) mà người lao động được đăng ký theo quy định.
- Không ghi mã số của các cơ sở KCB không nhận KCB ban đầu, hoặc cơ sở KCB không nhận KCB ban đầu cho đối tượng đó (phụ lục điều kiện đăng ký cơ sở KCB trên trang Web của BHXH TP Hà Nội).
Danh mục các cơ sở KCB ban đầu trên toàn quốc được thông báo trên mạng tại trang Web của BHXH TP Hà Nội (www.bhxhhn.com.vn).
d- Về số sổ BHXH: Số sổ BHXH đã ghi trong file dữ liệu do cơ quan BHXH cung cấp là số sổ BHXH đã cập nhật hoặc mã số tạm gắn để quản lý. Đây là tiêu thức quan trọng để kết nối dữ liệu. Yêu cầu đơn vị không được tự sửa số sổ BHXH trong dữ liệu do cơ quan BHXH đã cung cấp.
Trường hợp người lao động đã cấp sổ BHXH nhưng chưa ghi hoặc ghi sai số sổ BHXH trong file dữ liệu đã cung cấp, đơn vị ghi rõ số sổ đúng vào cột Ghi chú trong biểu D07-TS; đồng thời nhập số sổ BHXH đúng vào cột “số sổ mới”  trong file dữ liệu template.   
e- Về quyền lợi hưởng: Đối với các đối tượng đang tham gia BHXH, BHYT tại đơn vị, nhưng theo Luật BHYT được hưởng ở nhóm có quyền lợi cao hơn (người lao động là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh,…)  yêu cầu kê khai vào cột ghi chú và gửi kèm theo hồ sơ xác định (bản sao công chứng thẻ thương binh hoặc Quyết định,...) đối với những trường hợp phát sinh mới hoặc có thay đổi quyền lợi.
1.2/ Trường hợp tăng mới: Trường hợp người lao động chưa có tên trong danh sách đang quản lý do cơ quan BHXH cung cấp (tăng mới từ tháng 10/2013), đơn vị không kê khai trong bộ hồ sơ cấp thẻ BHYT theo hướng dẫn tại Công văn này, mà báo bổ sung vào mục I - Tăng trong Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS) lập hàng tháng. Những người tăng mới sau thời điểm lập Danh sách cấp thẻ BHYT năm 2014, đơn vị  thực hiện tương tự hồ sơ cấp thẻ BHYT năm 2014 đợt đầu (đợt đề nghị cấp thẻ BHYT đồng loạt cho đơn vị).
1.3/ Trường hợp không cấp thẻ BHYT năm 2014
 - Đối với những người sẽ nghỉ hưu, chuyển công tác từ tháng 10/2013 trở đi, hoặc các trường hợp đã nghỉ việc nhưng chưa báo giảm, đơn vị kê khai vào Danh sách đề nghị không cấp thẻ BHYT năm 2014 kèm mẫu D01b-TS, ghi rõ lý do giảm vào cột “Nội dung đề nghị”. Các trường hợp này, sau đó theo từng thời điểm nghỉ việc của từng người, đơn vị lập biểu D02-TS để điều chỉnh giảm số thu.
- Đối với trường hợp có tên trong Danh sách và đã được cấp thẻ BHYT năm 2014 nhưng sau đó nghỉ việc, đơn vị có trách nhiệm thu hồi ngay số thẻ BHYT đó nộp lại cho cơ quan BHXH và báo giảm theo quy định (trả thẻ trước ngày 06 giảm đóng BHYT từ tháng hiện tại, từ ngày 06 giảm đóng BHYT từ tháng sau liền kề). Trường hợp không nộp lại thẻ cho cơ quan BHXH, phải truy đóng BHYT đến hết giá trị thẻ theo quy định.
 2. Xác định số người đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014: Sau khi rà soát, đơn vị lập danh sách người lao động đề nghị điều chỉnh dữ liệu phát hành thẻ BHYT năm 2014 (theo mẫu D07-TS), đồng thời xác định tổng số lao động đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014 để ghi vào biểu D01b-TS, cách tính như sau:

Số lao động đề nghị cấp thẻ

BHYT năm 2014

 

=

Số lao động trong danh sách do cơ quan BHXH đã cung cấp

 

-

 

Số lao động đề nghị không cấp thẻ BHYT năm 2014


3. Thời hạn chuyển hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014:
Theo quy định, trước khi thẻ BHYT hết thời hạn sử dụng ít nhất 30 ngày, đơn vị gửi văn bản đề nghị cấp thẻ BHYT kỳ tiếp theo (mẫu D01b-TS) đến cơ quan BHXH theo phân cấp quản lý thu, kèm 02 bản Danh sách (theo hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ dưới đây). Đề nghị đơn vị gửi kèm theo file dữ liệu (file Exel đối với giao dịch thông thường hoặc file điện tử đối với giao dịch điện tử) đến cơ quan BHXH trước ngày 30/11/2013 để kịp thời cho việc in, cấp thẻ BHYT cho người lao động trước ngày 01/01/2014.
Trường hợp thẻ BHYT hết hạn mà đơn vị chưa có văn bản đề nghị cấp thẻ kỳ tiếp theo, cơ quan BHXH chỉ cấp thẻ có giá trị sử dụng từ thời điểm nhận được văn bản đề nghị của đơn vị.
Lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014, gồm các biểu mẫu sau:
  -  02 bản theo Mẫu D01b-TS để đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014.
  - 02 bản Danh sách lao động đề nghị không cấp thẻ BHYT năm 2014 (nếu có).
  - 01 bản Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia không thay đổi mức đóng  theo mẫu D07-TS (nếu có).
4. Giao nhận danh sách và thẻ BHYT:

Khi giao nhận thẻ BHYT giữa cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động, yêu cầu phải làm Biên bản giao nhận thẻ BHYT, có ký và ghi rõ họ tên của người nhận. Đồng thời, đơn vị nhận lại 01 bản Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS).
5. Một số vấn đề cần lưu ý:
5.1/ Khi rà soát để xác định số lượng người đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014, cần chú ý những đối tượng sau phải đưa vào danh sách đề nghị cấp thẻ để không bỏ sót đối tượng:
- Những người đang nghỉ thai sản.
- Người nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm,….
Lưu ý: Đơn vị thực hiện truy đóng đến hết giá trị thẻ BHYT năm 2014 đối với người lao động nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm,...
* Các trường hợp cần lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT riêng:
+ Người lao động đăng ký KCB ban đầu ở ngoại tỉnh;
+ Người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau thuộc danh mục các bệnh cần điều trị dài ngày để cấp thẻ BHYT theo mã đối tượng “NO”. Khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau dài ngày, đồng thời với việc báo tăng đóng BHXH đối với người lao động đề nghị đơn vị thu hồi thẻ BHYT nộp cho cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH nơi quản lý sẽ tiếp tục cấp thẻ BHYT mới theo mã đối tượng chung (HC, CH, DN...) đối với người lao động trong đơn vị.
5.2/ Việc thanh quyết toán số thu BHYT năm 2013 của các đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện theo hệ thống báo biểu và kỳ hạn trích nộp đã quy định. Trong đó, ưu tiên thu đủ phần kinh phí phải đóng về BHYT. Các đơn vị không nộp đủ BHYT đến thời điểm đề nghị cấp thẻ thì thực hiện việc cấp thẻ BHYT năm 2014 theo hướng dẫn tại Quyết định số 1947/QĐ-BHXH ngày 29/12/2011 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.
5.3/ Trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng không liên tục (do thẻ BHYT cũ hết hạn mà đơn vị chưa có văn bản đề nghị cấp thẻ kỳ tiếp theo, hoặc trong thời gian đơn vị không đóng hoặc chậm đóng BHYT,...)  nếu có phát sinh chi phí khám chữa bệnh của người lao động thuộc quyền quản lý thì đơn vị phải có trách nhiệm thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh theo giá viện phí (công văn số 6168/BYT-BH ngày 01/10/2010 của Bộ Y tế, công văn số 5283/BHXH-KT ngày 08/12/2011 và số 473/BHXH-BT ngày 09/02/2012 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn về việc rà soát dữ liệu để cấp thẻ BHYT năm 2014. BHXH thành phố Hà Nội đề nghị Ông (Bà) Thủ trưởng các đơn vị sử dụng lao động chỉ đạo bộ phận chuyên môn của đơn vị thực hiện đúng các nội dung và khẩn trương rà soát dữ liệu để lập hồ sơ cấp thẻ BHYT năm 2014 theo hướng dẫn tại công văn này. Hồ sơ cấp thẻ BHYT năm 2014, yêu cầu đơn vị gửi đến cơ quan BHXH trước ngày 30/11/2013, để cơ quan BHXH kịp thời in thẻ BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bảo hiểm xã hội thành phố (Phòng Thu) để hướng dẫn bổ sung./.

    Nơi nhận:                                                                                         KT.GIÁM ĐỐC
- Như trên;                                                                                          PHÓ GIÁM ĐỐC  
- GĐ & các PGĐ (để chỉ đạo);
- Các Phòng nghiệp vụ; (để th/hiện)
- BHXH quận, huyện, thị xã;                                                                     (đã ký)
- Lưu: VP, PT.   


                                                                                                    Huỳnh Thị Mai Phương
 

 

PHỤ LỤC 1
(Kèm theo Công văn số 3846 /BHXH-PT ngày 31/10/2013 của BHXH TP Hà Nội)

Quy trình thực hiện hồ sơ điện tử cấp thẻ BHYT thực hiện
tại đơn vị sử dụng lao động


Mục đích:
Lập hồ sơ phát hành thẻ BHYT được thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo dữ liệu được chuẩn hóa, tránh trường hợp sai sót dữ liệu như thực hiện trên Excel và phải sửa thẻ, đổi thẻ nhiều. Thời gian đơn vị nhận được thẻ BHYT nhanh (nhận được thẻ BHYT ngay khi đến nộp hồ sơ giấy).
1. Sơ đồ tóm tắt:


2. Quy trình thực hiện:
 2.1 Chuyển dữ liệu điện tử.
Đơn vị sử dụng phần mềm iBHXH lập hồ sơ cấp thẻ BHYT gửi qua mạng cho cơ quan BHXH. Gồm các bước thực hiện sau đây:
- B1: Đăng ký tài khoản sử dụng iBHXH (liên hệ với công ty TS24).
- B1b: Công ty TS24 (đơn vị cung cấp ứng dụng) cấp tài khoản sử dụng phần mềm iBHXH cho đơn vị.
- B2: Lấy dữ liệu: Dữ liệu về lao động của đơn vị đã có trong phần mềm iBHXH, đơn vị thực hiện:
+ Cập nhật thông tin điều chỉnh: thay đổi thông tin cá nhân, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu,...
+ Cập nhật giảm lao động không cấp thẻ BHYT do CDHĐ, chuyển công tác, nghỉ hưu...
- B3: Gửi dữ liệu cho cơ quan BHXH gồm:
+ Văn bản đề nghị phát hành thẻ BHYT năm 2014 (mẫu D01b-TS)
+ Danh sách lao động đề nghị không cấp thẻ BHYT năm 2014 (nếu có).
+ Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia không thay đổi mức đóng (mẫu D07-TS) và các hồ sơ khác theo quy định tại QĐ 1111 file ảnh (nếu có).
+ Công văn có phê duyệt của BHXH Thành phố về cấp thẻ BHYT đối với những đơn vị nợ tiền BHXH (file ảnh).
+ File dữ liệu điều chỉnh (file template).
- B4: Nhận thông báo kết quả hồ sơ điện tử và lịch hẹn trả kết quả qua Email.
2.2 Lập và chuyển hồ sơ giấy.
- B4b: Đơn vị sử dụng phần mềm iBHXH để lập bộ hồ sơ giấy (in từ phần mềm iBHXH các loại danh sách) theo quy định, gồm:
+ Văn bản đề nghị phát hành thẻ BHYT năm 2014 (mẫu D01b-TS)
+ Danh sách lao động đề nghị không cấp thẻ BHYT năm 2014 (nếu có).
+ Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia không thay đổi mức đóng (mẫu D07-TS).
+ Công văn có phê duyệt của BHXH Thành phố về cấp thẻ BHYT đối với những đơn vị nợ tiền BHXH.
- B5: Đơn vị nộp hồ sơ giấy và nhận kết quả tại bộ phận TNHS của cơ quan BHXH:
+ Chuyển Hồ sơ bản giấy theo quy định đến cơ quan BHXH;
+ Nhận thẻ BHYT, Danh sách cấp thẻ BHYT, Biên bản giao nhận thẻ,...
+ Nhận giấy hẹn ngày trả kết quả hồ sơ giấy.
- B5b: Nhận hồ sơ giấy theo lịch hẹn tại bộ phận TNHS của cơ quan BHXH.
* Lưu ý: Trường hợp đơn vị không thực hiện giao dịch điện tử theo quy trình này thì thực hiện theo quy trình hồ sơ thông thường đã ban hành (theo Phụ lục 2).

 

PHỤ LỤC 2
 (Kèm theo công văn số 3846 /BHXH-PT ngày 31/10/2013 của BHXH TP Hà Nội)
Quy trình thực hiện hồ sơ giấy thông thường cấp thẻ BHYT
tại đơn vị sử dụng lao động.


1. Sơ đồ tóm tắt:



2. Các bước thực hiện:
Đơn vị thực hiện các bước cấp thẻ BHYT năm 2014 đối với hồ sơ giấy thông thường như sau:
B1: Đơn vị liên hệ với cán bộ chuyên quản để lấy dữ liệu (file Exel). Căn cứ Dữ liệu do cơ quan BHXH cung cấp, đơn vị thực hiện:
      - Rà soát dữ liệu theo hướng dẫn tại Mục II của Công văn này.
      - Sau khi rà soát, đơn vị thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014. Hồ sơ gồm:
     +  02 bản theo Mẫu D01b-TS để đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014;
     + 02 bản Danh sách lao động đề nghị không cấp thẻ BHYT năm 2014 (nếu có);
     + 01 bản Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia không thay đổi mức đóng  theo mẫu D07-TS (nếu có);
     + Công văn có phê duyệt của BHXH thành phố về cấp thẻ BHYT đối với những đơn vị nợ tiền BHXH (nếu có).
B2: Nộp Hồ sơ kèm Dữ liệu (file Exel) đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2014 cho cơ quan BHXH.
      - Nhận giấy hẹn và ngày trả kết quả.
B3: Nhận kết quả gồm:
      - Thẻ BHYT;
      - Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS);
      - Biên bản giao nhận thẻ.

 

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HÀ NỘI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                 Số: 2263 /BHXH-PT

V/v: thu BHXH, BHYT, BHTN

                Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2013

 

 

     Kính gửi:Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã

 

           Thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo quy định của Bộ Luật lao động sửa đổi số 10/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013, trong khi chờ hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ Quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Để thống nhất trong việc thu BHXH, BHYT, BHTN tại Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã (gọi chung là BHXH huyện), Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau từ 01/7/2013:

1. Đối với Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần đang áp dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

1.1 Trường hợp đơn vị chưa xây dựng thang lương, bảng lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, Nghị định số 50/2013/NĐ-CP, Nghị định số 51/2013/NĐ-CP.

           - Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc và phụ cấp quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương 1.150.000 đồng. Trường hợp đơn vị không đóng BHXH trên cơ sở mức lương 1.150.000 đồng tạm thời sẽ quy ra tiền Việt Nam đồng (VNĐ) để đóng và ghi sổ BHXH.

            - Đối với người lao động hưởng chế độ tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quyết định, có mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN cao nhất bằng 23.000.000 đồng (20 lần lương cơ sở).

Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thì sẽ thực hiện điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

1.2 Trường hợp đơn vị đã xây dựng thang lương, bảng lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, Nghị định số 50/2013/NĐ-CP, Nghị định số 51/2013/NĐ-CP.

Bảo hiểm xã hội huyện điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định.

2. Đối với các đơn vị áp dụng Nghị định số 204/2004/NĐ-CP (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước…)

Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương 1.150.000 đồng.

            3. Đối với BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện.

Mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện và đối tượng chỉ tham gia BHYT được tính trên cơ sở mức lương 1.150.000 đồng.

            Đề nghị Bảo hiểm xã hội huyện nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bảo hiểm xã hội thành phố (Phòng Thu) để thống nhất xử lý./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT; PT.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

                            (Đã ký)

 

 

               Huỳnh Thị Mai Phương

 

 

   

 

 

 

BHXH Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 1347/BHXH-CĐBHXH ngày 06/05/2013 về việc giải quyết chế độ thai sản theo quy định của Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13.

Theo đó, người lao động được thanh toán nghỉ thai sản 06 tháng theo điều 157 Luật Bảo hiểm xã hội. Những trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản theo điều 157 Luật Bảo hiểm xã hội mà đã thanh toán 04 tháng thì được thanh toán bổ xung 02 tháng theo quy định.

Tại Văn bản này cần phân biệt rõ Ngày sinh con với Ngày nghỉ sinh con khi nghỉ thai sản. Ngày nghỉ sinh con thực tế sẽ trước Ngày sinh con, thời điểm tính nghỉ thai sản được tính từ Ngày nghỉ sinh con nhưng không quá 02 tháng trước Ngày sinh con.

 

L­ưu ý:

 

1/ khi người lao động có đơn xin nghỉ Thai sản thì đơn vị phải ghi rõ trong D01b-TSD02-TS (cột ghi chú) và tính thời gian nghỉ thai sản từ ngày người lao động xin nghỉ Thai sản nhưng không quá 02 tháng trước Ngày sinh con. Khi người lao động sinh con phải cung cấp Giấy khai sinh, Giấy chứng sinh để cơ quan BHXH kiểm tra. Trường hợp người lao động nghỉ trước khi sinh con mà không có đơn xin nghỉ Thai sản thì chỉ tính nghỉ thai sản từ khi sinh con, thời gian nghỉ trước khi sinh coi như là thời gian nghỉ không lương.

 

2/ Các tỉnh đã thực hiện theo Thông tư 178/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23 tháng 10 năm 2012 thì lập vào mẫu C70a-HD Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Xin cảm ơn đồng chí Thu Liễu BHXH tỉnh Điện Biên đã phối hợp).

 Download mẫu C70a-HD: Bấm vào đầy

 Hướng dẫn lập mẫu C70a-HD: Bấm vào đây

Riêng các đơn vị tại Hà Nội vẫn thực hiện lập vào mẫu C67a-HD đến khi có hướng dẫn mới.

 

Xem nội dung văn bản, XIN MỞI BẤM VÀO ĐÂY

Download văn bản: XIN MỞI BẤM VÀO ĐÂY hoặc BẤM VÀO ĐÂY

Xem Hướng dẫn download từ ADF.LY­

Xem Hướng dẫn download từ MEDIAFIRE.COM

 

BHXH Việt Nam ban hành văn bản số 1477/BHXH-CĐCS ngày 23 tháng 04 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo Quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13. Theo các văn bản hiện hành, lao động nữ sinh con đủ điều kiện được nghỉ 06 tháng thai sản nhưng vẫn chỉ được thanh toán chế độ thai sản 04 tháng cho đến khi có quy định mới, còn 02 tháng chưa có quy định về nguồn kinh phí chi trả của 02 tháng nghỉ này.

 Tại Văn bản này cần phân biệt rõ Ngày sinh con với Ngày nghỉ sinh con khi nghỉ thai sản. Ngày nghỉ sinh con thực tế sẽ trước Ngày sinh con, thời điểm tính nghỉ thai sản được tính từ Ngày nghỉ sinh con nhưng không quá 02 tháng trước Ngày sinh con.

Download tại đây

Xem Hướng dẫn download từ ADF.LY­

 

1. Đối tượng áp dụng:

Lao động nữ quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH số 71/2006/QH11.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiền hưởng chế độ thai sản khi sinh con đối với lao động nữ theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH.

3 Thời gian nghỉ sinh con

Lao động nữ có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, khi sinh con thì thời gian nghỉ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động. Một số trường hợp hướng dẫn cụ thể như sau:

3.1. Thời gian nghỉ sinh con từ ngày 01/05/2013

a. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết nhưng không được vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại Điểm 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

b. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cah hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi; cả cha và mẹ hoặc chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

c. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 06 tháng (không tính thêm thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thai chết lưu); nếu tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được hưởng theo quy định tại điều 30 Luật BHXH như đối với người có một thai chết lưu.

d. Trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.

e. Trường hợp lao động nữ có nguyện vọng nghỉ việc trước khi sinh con, người lao động phải ghi rõ thời điểm nghỉ việc trước khi sinh con kể từ ngày ... tháng ... năm ... tại cột ghi chú mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam để theo dõi và làm căn cứ thực hiện chế độ thai sản theo quy định.

3.2. Thời gian nghỉ sinh con trước ngày 01 tháng 05 năm 2013

 Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 01 tháng 05 năm 2013 mà đến ngày 01 tháng 05 năm 2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH (tức nghỉ sinh con từ ngày 02 tháng 01 năm 2013) thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện như nêu tại Khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

Ví dụ 1: Chị A nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 02 tháng 01 năm 2013, ngày 05 tháng 01 năm 2013 chị A sinh 01 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày ngày 02 tháng 01 năm 2013 đến hết ngày 01 tháng 05 năm 2013 (04 tháng). Đến ngày 01 tháng 05 năm 2013 chị A vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị A được tiếp tục nghỉ chế độ thai sản đến hết ngày ngày 01 tháng 07 năm 2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 06 tháng).

Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, ngày 05 tháng 01 năm 2013 chị B sinh 01 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến hết ngày 30 tháng 04 năm 2013 (04 tháng). Từ ngày 01 tháng 05 năm 2013 chị B hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị B không thuộc đối tượng được thực hiện thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động.

Ví dụ 3: Chị C nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 15 tháng 12 năm 2012, ngày 20 tháng 12 năm 2012 chị C sinh đôi, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị C được tính từ ngày 15 tháng 12 năm 2012 đến hết ngày 14 tháng 05 năm 2013 (04 tháng và 30 ngày). Như vậy, đến ngày 01 tháng 05 năm 2013 chị C vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị C được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 14 tháng 07 năm 2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 07 tháng).

 3.3. Thời gian tính hưởng

a. Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con hơn 02 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 02 tháng trước khi sinh con. Trưởng hợp sinh con sau khi lao động nữ đã nghỉ việc chấm dứt quan hệ lao động thì thời gian tính hưởng kể từ ngày sinh con.

Ví dụ 4: Chị D nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 01 tháng 05 năm 2013, ngày 15 tháng 07 năm 2013 chị D sinh 01 con, theo quy định của Bộ luật Lao động thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị D được tính từ ngày 16 tháng 05 năm 2013 đến hết ngày 15 tháng 11 năm 2013 (06 tháng).

b. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

c. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.

 4. Mức hưởng, cách tính

4.1 Mức hưởng

Trong thời gian nghỉ thai sản nêu trên, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 35 Luật BHXH.

4.2 Cách tính

Cách tính trợ cấp thai sản thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH hiện hành.

 Đối với trường hợp người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thai sản có điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thời gian  hưởng thuộc quy định mức lương tối thiểu chung nào sẽ tính theo mức lương tối thiểu chung ấy, nếu có ngày lẻ thì tính theo hướng dẫn tại Điểm 5 Công văn số 54/BHXH-CSXH ngày 09 tháng 01 năm 2009 của BHXH Việt Nam, nếu số ngày lẻ từ 27 ngày trở lên  thì mức hưởng trợ cấp thai sản không vượt quá mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc tính theo mức lương tối thiểu chung đó.

Ngày 06 tháng 08 năm 2012, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 2380/BHXH về việc Cấp, đổi sổ BHXH đã hưởng trợ cấp BHXH một lần. Nội dung cụ thể như sau:

1. Trường hợp sổ BHXH đã giải quyết trợ cấp BHXH một lần trước ngày thực hiện Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/05/2010 của BHXH Việt Nam (sổ chỉ đóng dấu hưởng trợ cấp BHXH một lần nhưng không đục lỗ): vẫn được bảo lưu sổ để ghi tiếp quá trình tham gia BHXH của người lao động. Khi xác nhận thời gian tham gia phải lưu ý kiểm tra kỹ để loại trừ thời gian tham gia BHXH đã hưởng trợ cấp BHXH một lần.

2. Sổ BHXH đã giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần sau ngày thực hiện Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/05/2010 của BHXH Việt Nam (sổ BHXH đã đục lỗ nhưng vẫn trả cho người lao động để tiếp tục tham gia BHXH): được bảo lưu số sổ đã cấp và thực hiện như sau:

2.1. Trường hợp đã báo tăng vào cơ sở dữ liệu theo số sổ cũ, khi xác nhận quá trình tham gia mới phát hiện ra, thực hiện: phòng Thu hoặc BHXH quận, huyện lập Phiếu thu hồi sổ BHXH chuyển về phòng Cấp sổ thẻ để cấp đổi lại tờ bìa sổ theo số sổ được bảo lưu trước khi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động. Nếu có thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhưng chưa hưởng thì nhập bổ xung vào cơ sở dữ liệu để in tờ rời và xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN.

2.2. Trường hợp đơn vị mới báo tăng lao động kèm theo sổ BHXH đã đục lỗ, thực hiện:

- Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn đơn vị yêu cầu người lao động bắt buộc phải kê khai thời gian đóng BHXH đã hưởng trợ cấp một lần, trợ cấp thất nghiệp vào phụ lục tờ khai (mẫu A01-TS):

PHỤ LỤC: THỜI GIAN LÀM VIỆC CÓ ĐÓNG BHXH

CHƯA HƯỞNG MỘT LẦN

- Phòng Thu hoặc BHXH quận, huyện lập Phiếu thu hồi sổ BHXH đã đục lỗ, chuyển phòng Cấp sổ thẻ để in lại tờ bìa sổ BHXH theo số sổ BHXH bảo lưu.

Lưu ý: phòng cấp sổ thẻ sau khi in lại bìa sổ xong chuyển phòng Chế độ BHXH để đóng dấu "đã hưởng trợ cấp BHXH một lần" của thời gian đã hưởng trợ cấp BHXH một lần vào bìa sổ trước khi trả kết quả cho đơn vị hoặc BHXH quận, huyện (kể cả trường hợp giải quyết trợ cấp BHXH một lần tại tỉnh khác).

3. Trường hợp sổ BHXH đã giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần nhưng cơ quan BHXH đã thu để lưu cùng hồ sơ hưởng (theo QĐ 1518/QĐ-BHXH ngày 20/12/2011 của BHXH Việt Nam), kể cả trường hợp đã giải quyết trợ cấp BHXH một lần nhưng bị mất sổ, thực hiện:

3.1. Không bảo lưu số sổ BHXH đã cấp;

3.2. Hướng dẫn đơn vị và người lao động khai Tờ khai tham gia BHXH như trường hợp mới tham gia. BHXH nơi quản lý thu thực hiện cấp mới sổ BHXH theo số sổ mới phát sinh tại thời điểm cấp sổ. Trường hợp người lao động cung cấp xác nhận của phòng Chế độ BHXH hoặc BHXH tỉnh khác về thời gian tham gia BHTN nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, thực hiện nhập bổ xung quá trình tham gia BHTN vào cơ sở dữ liệu, đồng thời lưu bản xác nhận cùng Tờ khai và hồ sơ thu.

 

 Download tại đây

  (Hướng dẫn download từ MEDIAFIRE.COM­)

 

 CHÍNH PHỦ                                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    -------                                                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 103/2012/NĐ-CP                                                          ---------------
                                                                                                Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2012



NGHỊ ĐỊNH

NGHỊ ĐỊNHQUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, TRANG TRẠI, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THUÊ MƯỚN LAO ĐỘNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.


Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.


Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:
a) Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.


Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm:
a) Mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
b) Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
2. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương theo quy định tại Điều 57 Bộ luật lao động như sau:
a) Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thỏa thuận và quy định của pháp luật lao động.
b) Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Khoản 1 Điều 3 và Khoản 1 Điều này.


Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2013. Mức lương tối thiểu vùng tại Khoản 1 Điều 3 và các chế độ quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; công ty nhà nước chưa chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, các tổ chức, đơn vị hiện đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty nhà nước khi xác định đơn giá tiền lương của người lao động và quỹ tiền lương của viên chức quản lý theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007; Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ thì được lựa chọn mức lương tối thiểu phù hợp để áp dụng trong doanh nghiệp khi bảo đảm các điều kiện theo quy định của Chính phủ và mức tăng tiền lương của viên chức quản lý không vượt quá mức tăng tiền lương của người lao động cho đến khi có quy định mới.


Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này; trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Các Tập đoàn kinh tế NN, Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 


PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ)


1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An và các huyện Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;
- Huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.


3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;
- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
- Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Các huyện Bình Minh, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thị xã Châu Đốc, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;
- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.


4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI   TP HÀ NỘI

 

 

Số: 4169 /BHXH-NVGĐ1

V/v đăng ký KCB ban đầu năm 2013 cho đối tượng do BHXH tỉnh khác

phát hành thẻ BHYT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

 

 

           Hà Nội, ngày 31 tháng10 năm 2012

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 của Quốc hội ngày 14/11/2008 và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế;

Thực hiện chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại công văn số 2889/BHXH-CSYT ngày 15/7/2010 về việc sửa đổi một số nội dung quy định tại Công văn số 5021/BHXH-CSYT ngày 31/12/2009.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội xin thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh BHYT tại thành phố Hà Nội nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT do BHXH tỉnh khác phát hành thẻ năm 2013 như sau:

Danh sách các cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu:

1. Danh sách các cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương (Phụ lục 1).

2. Các Bệnh viện thuộc bộ, ngành, thực hiện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho các đối tượng tham gia BHYT thuộc phạm vi phục vụ của ngành hoặc có tiêu chuẩn theo qui định (Phụ lục 2).

 

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội không đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân trong những trường hợp phát hành thẻ đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB BHYT không có trong danh sách thông báo này.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;                                                                                       

- BHXHVN (để báo cáo);

- BHXH Bộ Quốc phòng (để phối hợp);

- BHXH Bộ Công an (để phối hợp);

- Ban Cơ yếu Chính phủ (để phối hợp);

- Giám đốc, các PGĐ;

- Các phòng nghiệp vụ;

- BHXH các quận, huyện, thị xã;

- Web BHXHTP Hà Nội;

- Lưu VT, NVGĐ1 (2bản).

                  

 

 

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Đức Hoà

 

 

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI   TP HÀ NỘI

 

 

Số:   4220   /BHXH-NVGĐ1

V/v bổ sung, điều chỉnh các cơ sở KCB đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng do BHXH TP Hà Nội phát hành thẻ năm 2013

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Hà Nội, ngày 02 tháng   11 năm 2012

                            Kính gửi:

                                                       - Các phòng nghiệp vụ;

                                                      - Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã

    

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã có Công văn số 3001/BHXH-NVGĐ1 ngày 05/10/2012 về việc thông báo các cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng do BHXH thành phố Hà Nội phát hành thẻ năm 2013. Sau khi kiểm tra rà soát, BHXH TP Hà Nội bổ sung, điều chỉnh một số cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng do BHXH TP Hà Nội phát hành thẻ năm 2013 (có phụ lục kèm theo).

Nhận được văn bản này, đề nghị các phòng Nghiệp vụ, BHXH quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo về BHXH TP Hà Nội để xem xét giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Nh­ư trên;                                                                                        

- BHXH Việt Nam (để báo cáo);

- Sở Y tế Hà Nội (để phối hợp);

- Giám đốc, các PGĐ (để chỉ đạo);

- Web BHXH TP Hà Nội;

- L­ưu: VT, NVGĐ1, NVGĐ2 (02 bản).

                                                                                                                

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

(đã ký)

 

 

Nguyễn Đức Hoà

 

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI   TP HÀ NỘI

 

 

Số: 4033   /BHXH-NVGĐ1

V/v hướng dẫn bổ sung đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng do BHXHTP Hà Nội

phát hành thẻ năm 2013

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Hà Nội, ngày 19 tháng   10 năm 2012

 

                                  Kính gửi:

 

                                                       - Các phòng nghiệp vụ;

 

                                                      - Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã.

 

    

 

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã có Công văn số 3001/BHXH-NVGĐ1 ngày 05/10/2012 về việc thông báo các cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng do BHXH thành phố Hà Nội phát hành thẻ năm 2013. Tuy nhiên sau khi có Công văn số 3001/BHXH-NVGĐ1, BHXH TP Hà Nội nhận được các ý kiến phản ánh việc đăng ký KCB ban đầu gặp khó khăn cho đối tượng tham gia BHYT. Để giải quyết các vướng mắc, BHXH TP Hà Nội hướng dẫn bổ sung như sau:

 

Trong khi chờ thống nhất với Sở Y tế xác định số lượng thẻ đăng ký KCB ban đầu có thể tiếp nhận tại từng cơ sở KCB BHYT, các đối tượng đã đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến thành phố trở lên năm 2012 có ký hợp đồng KCB với BHXH TP Hà Nội (theo danh sách cơ sở KCB tại Công văn số 3001/BHXH-NVGĐ1), tiếp tục được đăng ký KCB ban đầu năm 2013 tại cơ sở KCB đó nếu có nguyện vọng. Trường hợp đổi nơi đăng ký KCB ban đầu thực hiện theo quy định tại Công văn số 3001/BHXH-NVGĐ1.

 

Nhận được văn bản này, đề nghị các phòng Nghiệp vụ, BHXH quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo về BHXH TP Hà Nội để xem xét giải quyết./.

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;                                                                                

- Sở Y tế Hà Nội (để phối hợp);

- Giám đốc, các PGĐ (để chỉ đạo);

- Web BHXH TP Hà Nội;

- Lưu: VT, NVGĐ1 (02 bản).

                       

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Đức Hoà

              

               - Hướng dẫn cấp thẻ 2013

               - Phụ lục kèm theo CV 4220

               - Danh mục KCB 2013 khu vực Hà Nội (đã cập nhật theo CV 4220)

               - Danh mục KCB ban đầu năm 2013 cho đối tượng do BHXH tỉnh khác phát hành thẻ BHYT
               - Bấm vào đây để xem nội dung CV 3016

               - Bấm vào đây để tải về CV 3016

               - Bấm vào đây để tải về Mẫu đề nghị cấp thẻ

Ngày 05/10/2012, BHXH thành phố Hà Nội ban hành Công văn 3001/BHXH-NVGĐ1 V/v thông báo các cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng do BHXH TP Hà Nội phát hành thẻ năm 2013.

Theo Công văn này, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tạm thời thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu năm 2013 cho đối tượng có thẻ BHYT do BHXH thành phố Hà Nội phát hành như sau:

1- Nguyên tắc đăng ký KCB ban đầu:
- Người tham gia BHYT cư trú hoặc công tác trên địa bàn quận, huyện, thị xã được lựa chọn đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương và các bệnh viện trên địa bàn quận, huyện, thị xã đó hoặc giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã phù hợp khoảng cách nơi cư trú, công tác với cơ sở KCB để thuận tiện cho người có thẻ đi KCB.
- Người tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công với cách mạng, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu được đăng ký KCB ban đầu  tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với nơi cư trú hoặc nơi công tác để thuận tiện khi khám chữa bệnh BHYT.
 - Đối với các bệnh viện do Trung tâm giám định BHYT & thanh toán đa tuyến ký hợp đồng và đối tượng tham gia BHYT tự nguyện tạm thời thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1949/BHXH-NVGĐ1 ngày 18/6/2012 của BHXH TP Hà Nội.
- Đối tượng học sinh sinh viên đăng ký KCB ban đầu thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2457/BHXH-NVGĐ1 ngày 13/8/2012 của BHXH TP Hà Nội về thông báo danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng học sinh sinh viên năm học 2012-2013.

2- Danh sách các cơ sở nhận đăng ký KCB ban đầu:
- Danh sách các cơ sở y tế nhận đăng ký KCB ban đầu cho tất cả các đối tượng (Phụ lục 1)
Lưu ý các cơ sở y tế không đủ khả năng tiếp nhận khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc chỉ có khả năng tiếp nhận KCB cho đối tượng trên 15 tuổi.
- Danh sách các bệnh viện tuyến thành phố trở lên (Phụ lục 2): nhận đăng ký KCB ban đầu cho các đối tượng tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Phòng Quản lý sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND, hưu trí, bảo trợ xã hội.
- Danh sách các phòng khám sức khỏe cán bộ thuộc thành phố Hà Nội quản lý (Phụ lục 3): Nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng tham gia BHYT đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn số 52/HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương và Hướng dẫn số 161-HD/BTCTU ngày 07/12/2007 của Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội. Đối tượng phải có sổ khám bệnh do Phòng Quản lý sức khoẻ cán bộ Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký tại các Phòng khám sức khoẻ cán bộ theo địa bàn.
- Danh sách các y tế cơ quan, y tế trường học (Phụ lục 4): nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng thuộc đơn vị quản lý.

 

Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu năm 2013:

- Phụ lục 1: Danh sách các cơ sở y tế nhận đăng ký KCB ban đầu cho tất cả các đối tượng

- Phụ lục 2: Danh sách các bệnh viện tuyến thành phố trở lên

- Phụ lục 3: Danh sách các phòng khám sức khỏe cán bộ thuộc thành phố Hà Nội quản lý

- Phụ lục 4: Danh sách các y tế cơ quan, y tế trường học

- Mẫu để nghị cấp thẻ BHYT 2013

 

lục 4: Danh sách các y tế cơ quan, y tế trường học

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HÀ NỘI

 

 

SỐ : 3090/BHXH – PT-CST

V/v: Hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong thực hiện nghiệp vụ

thu, cấp sổ, thẻ.

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Hà Nội, ngày 12 tháng 10     năm 2012

 

Kính gửi: - Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã;

                 - Các phòng nghiệp vụ.  

 

Trong quá trình thực hiện công tác thu BHXH, BHYT, BHTN và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hiện tại còn một số vướng mắc. Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của cơ quan có thẩm quyền, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội hướng dẫn bổ sung một số nội dung về công tác thu BHXH, BHYT, BHTN và cấp thẻ BHYT để thực hiện thống nhất trên toàn Thành phố như sau:

I. Điều chỉnh sổ BHXH

1. Xác nhận điều chỉnh sổ để nộp hồ sơ thất nghiệp

- Mẫu Giấy xác nhận điều chỉnh sổ (mẫu 01/BHXH-TCTN) dùng trong trường hợp đơn vị đề nghị chốt sổ BHXH để giải quyết thất nghiệp, nhưng trong sổ BHXH cần điều chỉnh 1 số thông tin: về nhân thân; thời gian công tác, mức lương đóng BHXH; chức danh…

- Thực hiện tại Bộ phận một cửa:

+ Tiếp nhận sổ BHXH để chuyển bộ phận nghiệp vụ điều chỉnh và chốt sổ theo quy định.

+ In Mẫu xác nhận số 01/BHXH-TCTN từ phần mềm 1 cửa, ký đóng dấu lãnh đạo quận, huyện hoặc Phòng TNQLHS, chuyển đơn vị.

- Thời hạn giải quyết điều chỉnh sổ tối đa 5 ngày.

2. Thủ tục điều chỉnh sổ BHXH:

2.1 Các trường hợp được điều chỉnh sổ BHXH

- Thay đổi về nhân thân

- Thay đổi chức danh

- Thay đổi về thời gian và mức đóng BHXH.

- Khác: Dân tộc, CMND… (điều chỉnh CMND chỉ thực hiện đối với trường hợp sai so với CMND tại thời điểm cấp sổ, không thực hiện do đổi CMND).

2.1. Thực hiện điều chỉnh sổ:

Thực hiện theo điểm 2 mục I phần B QĐ 1947/BHXH-QĐ ngày 29/12/2011 của Giám đốc BHXH TP Hà Nội.

2.2. Trường hợp sổ đã chốt (đã in tờ rời) nay đề nghị điều chỉnh:

- Trong nội tỉnh:

BHXH QH quản lý đơn vị nơi NLĐ đã làm việc (đơn vị cũ) kiểm tra, thực hiện.

- Ngoại tỉnh đề nghị:

+ Phòng thu thực hiện điều chỉnh với các trường hợp đề nghị điều chỉnh mức lương, thời gian đóng BHXH.

+ Trường hợp không đủ căn cứ giải quyết, Phòng Thu chuyển BHXH QH quản lý đơn vị nơi NLĐ đã làm việc (đơn vị cũ) để kiểm tra, thực hiện; sau đó nhận lại để trình ký BGĐ TP ký.

3. Tiếp nhận điều chỉnh sổ BHXH để giải quyết hưu:

3.1. BHXH TP tiếp nhận trực tiếp:

- Phòng TNQLHS tiếp nhận hồ sơ và sổ BHXH chuyển Phòng Chế độ BHXH.

- Phòng Chế độ BHXH chuyển sổ đến phòng nghiệp vụ (Thu, Cấp sổ thẻ) để điều chỉnh sổ theo quy định, sau đó nhận lại sổ để tiếp tục giải quyết hưu trí.

3.2. BHXH QH tiếp nhận:

- Trường hợp đơn vị nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh đồng thời với giải quyết hưu: Bộ phận tiếp nhận 1 cửa QH tiếp nhận hồ sơ và sổ BHXH, chuyển Phòng Chế độ BHXH, sau đó phòng Chế độ BHXH thực hiện như trường hợp tiếp nhận tại TP.

- Trường hợp đơn vị đề nghị điều chỉnh sổ trước (không đồng thời với đề nghị giải quyết hưu): BHXH QH tiếp nhận chuyển về phòng Thu hoặc phòng Sổ thẻ để điều chỉnh và nhận lại sổ đã điều chỉnh trả đơn vị. Khi đơn vị nộp hồ sơ giải quyết hưu, Bộ phận tiếp nhận 1 cửa QH chuyển hồ sơ, sổ BHXH đến Phòng Chế độ BHXH để giải quyết hưu trí.

4. Điều chỉnh sổ BHXH (chức danh nghề, mức đóng, thời gian đóng BHXH) sau khi đã chốt sổ để giải quyết hưu:

Thực hiện theo mục 5 công văn số 1696/BHXH-PT ngày 17/5/2012 của BHXH TP Hà Nội.

4.1. Trường hợp không phải truy thu: Phòng Chế độ BHXH giải quyết ngay

4.2. Trường hợp phải truy thu thực hiện theo các bước sau:

+ Bộ phận 1 cửa BHXH QH, Phòng TNQLHS chuyển hồ sơ đề nghị điều chỉnh đến Phòng Chế độ BHXH.

+ Phòng Chế độ BHXH chuyển công văn, sổ BHXH đến Phòng Thu

+ Phòng Thu trình BGĐ duyệt các nội dung: truy thu, in lại tờ rời, điều chỉnh lương hưu.

+ Bộ phận sổ thẻ QH, Phòng CST hủy chốt sổ hưu (HT) trong phần mềm.

+ BHXH QH, Phòng Thu thực hiện truy thu, điều chỉnh bổ sung dữ liệu.

+ Bộ phận sổ thẻ QH, Phòng CST in bổ sung tờ rời phần điều chỉnh theo phương án (HT).

+ Phòng Chế độ BHXH thực hiện điều chỉnh hồ sơ hưu, lương hưu theo quy định.

+ Phòng TNQLHS lưu bổ sung hồ sơ.

Lưu ý: BHXH QH tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh của đơn vị, thực hiện theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Thời điểm hưởng lương hưu của NLĐ được tính từ thời điểm đơn vị nộp hồ sơ lần đầu để giải quyết.

II. Chốt sổ BHXH

1. Nguyên tắc chốt sổ:

1.1. Hồ sơ đề nghị chốt sổ BHXH phải gồm có:

+ QĐ chấm dứt HĐLĐ; HĐLĐ hết hiệu lực; QĐ nghỉ hưởng chế độ, di chuyển, xác nhận của NSDLĐ về việc NLĐ đơn phương CDHĐ đúng quy định của pháp luật…

+ Biểu D01b-TS

+ Biểu D02-TS báo giảm người lao động

+ Sổ BHXH.

+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng.

Lưu ý: Không giải quyết lại đối với các trường hợp đã chốt sổ BHXH, nhưng đơn vị và người lao động đề nghị chốt lại để hợp thức hồ sơ.

1.2. Trường hợp nghỉ việc đã lâu, nay mới đề nghị chốt sổ BHXH:

+ Đối với đơn vị đang hoạt động: Cung cấp đủ hồ sơ đề nghị chốt sổ như trên.

+ Đối với đơn vị đã giải thể, phá sản, dừng hoạt động, chuyển tỉnh khác: Hồ sơ đề nghị chốt sổ như trên.

Trường hợp không cung cấp được Hồ sơ đề nghị chốt sổ, phải cung cấp: QĐ phá sản, giải thể; Thông báo cho phép ngừng hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc di chuyển tỉnh khác của đơn vị; Biên bản xác minh của phòng Thu hoặc BHXH QH về việc đơn vị ngừng hoạt động, ngừng giao dịch…

1.3. Trường hợp cá nhân đề nghị chốt sổ BHXH (chỉ thực hiện đối với NLĐ trong các đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động)

- Hồ sơ gồm:

+ Biểu D01-TS;

+ Sổ BHXH;

- Quy trình thực hiện:

+ Hàng tháng, phòng Thu (bộ phận thu) cập nhật Danh sách các đơn vị vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động (đã có Biên bản của BHXH QH, Phòng Thu về việc ngừng hoạt động, ngừng giao dịch của đơn vị hoặc các hồ sơ giấy tờ như điểm 1.3 mục II nêu trên) cho phòng (bộ phận) 1 cửa.

+ Khi NLĐ đến nộp hồ sơ, bộ phận 1 cửa kiểm tra Danh sách và hướng dẫn NLĐ ghi rõ đề nghị trong đơn. Sau đó, tiếp nhận hồ sơ để chuyển các bộ phận nghiệp vụ giải quyết.

Lưu ý: Trường hợp đơn vị giải thể, phá sản nhưng còn nợ tiền, thực hiện điều chỉnh giảm lao động đến thời điểm đơn vị đóng đủ (theo kết quả đóng của đơn vị) để giải quyết chốt sổ cho NLĐ.

2. Chốt sổ BHXH có điều chỉnh:

Khi tiếp nhận chốt sổ BHXH nếu có điều chỉnh phải kèm theo cả hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh và hồ sơ báo giảm theo quy định.

3. Chốt sổ đi ngoại tỉnh:

Trường hợp chốt sổ xanh cũ để di chuyển ngoại tỉnh, chưa phát sinh tờ rời, phải trình Lãnh đạo BHXH Thành phố ký. Nếu đã phát sinh tờ rời, cần lưu ý phải chốt bảo lưu (4 dòng).

Trường hợp ngoại tỉnh chuyển về: nếu cần bổ sung vẫn tiếp nhận sổ BHXH, sau đó có văn bản (kèm sổ BHXH) gửi qua Bưu điện để yêu cầu cơ quan BHXH nơi cũ xác nhận.

Trường hợp NLĐ đã thôi việc trước tháng 01/2012 nhưng sau 01/01/2012 mới chốt sổ, Giám đốc BHXH QH ký chốt theo phân cấp tại QDD/2011. Nếu tỉnh khác trả lại thì tiếp nhận giải quyết lại tránh để NLĐ và đơn vị đi lại gây phiền hà.

III. Thẻ BHYT

1. Thu hồi thẻ BHYT sau khi cả đơn vị đã chuyển QH:

Trường hợp người lao động đã giảm tại nơi cũ, không thu hồi được thẻ, đã truy thu đến hết giá trị thẻ; sau khi chuyển về QH mới đơn vị mới thu hồi được thẻ: BHXH nơi mới thực hiện thoái thu BHYT như sau:

- Yêu cầu đơn vị gửi văn bản mẫu D01b-TS nêu rõ lý do đề nghị thoái thu BHYT; thẻ BHYT để thu hồi; ký duyệt lãnh đạo BHXH QH.

- Thực hiện báo tăng lại NLĐ để thoái thu BHYT.

Lưu ý: Trường hợp không còn tên NLĐ trong DS, hướng dẫn đơn vị cung cấp đủ thông tin về nhân thân, số sổ BHXH của NLĐ trả thẻ BHYT trong nội dung văn bản theo mẫu D01b-TS để làm thủ tục thoái thu.

2. Kiểm tra thẻ do giám định viên đề nghị:

Trong trường hợp giám định viên phát hiện sai mã quyền lợi, mã đối tượng. 2.1-Quy trình thực hiện như sau:

- GĐV photo thẻ BHYT, viết phiếu yêu cầu xác minh, chuyển về Phòng GĐ 1,2.

- Phòng GĐ 1, 2 chuyển yêu cầu đến Phòng CST

- Phòng CST kiểm tra và xác nhận lại quyền lợi, mã đối tượng đúng. Trường hợp do BHXH QH phát hành thẻ đề nghị BHXH QH (nơi cấp thẻ BHYT) thực hiện.

- Chuyển kết quả cho Phòng GĐ 1,2.

2.2- Thời hạn giải quyết:

- 05 ngày (đối với trường hợp do BHXH TP phát hành thẻ);

- 07 ngày (đối với trường hợp do BHXH QH phát hành thẻ).

- Trường hợp phát sinh chi phí KCB đã thanh toán do thẻ phát hành sai, Phòng GĐ lập Tờ trình xin ý kiến BGĐ để xử lý theo trách nhiệm cụ thể.

3. Việc thu tiền và cấp thẻ BHYT học sinh sinh viên (HSSV):

3.1. Việc thu tiền:

- Trường hợp thu tiền chẵn: Trên phiếu thu, danh sách, các biểu tổng hợp báo cáo và Biên bản giao nhận thẻ vẫn phải ghi số tiền đúng theo kết quả tính toán, không tự làm tròn số đối với từng cá nhân.

- Trường hợp thu tiền muộn:

Theo quy định các trường thu tiền trong tháng 9, 10, 11 để cấp thẻ có giá trị sử dụng (GTSD) từ tháng 10, 11, 12.

Trường hợp thẻ cũ hết hạn, nhưng trường thu tiền muộn sau thời hạn quy định (trong tháng thẻ bắt đầu có giá trị kế tiếp): Nhà trường phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan BHXH, đồng thời có công văn đề nghị cấp thẻ có GTSD từ ngày 01 của tháng, nêu rõ lý do thu tiền muộn. BHXH QH chỉ in thẻ khi công văn của trường được lãnh đạo BHXH QH phê duyệt.

3.2. Giá trị sử dụng thẻ BHYT:

- Các trường hợp được cấp thẻ BHYT có GTSD thẻ nhiều hơn 12 tháng:

+ Cấp thẻ theo đợt đối với các trường tuyển sinh không theo năm học mà theo khóa học, theo đợt.

+ Cấp thẻ HSSV theo đợt của trường

+ Cấp thẻ có GTSD 13 tháng cho HSSV để thẻ hết hạn sử dụng cùng với toàn bộ HSSV của trường (trong một vài trường hợp đặc biệt).

Trường hợp cá biệt không thuộc các trường hợp trên phải được BHXH TP phê duyệt mới được phát hành thẻ.

- Thủ tục hồ sơ:

Phải có công văn đề nghị của trường nêu rõ lý do, đặc thù tuyển sinh, … để đề nghị cấp thẻ có GTSD hơn 12 tháng. Chỉ in thẻ khi công văn của trường được lãnh đạo BHXH QH hoặc BHXH Thành phố phê duyệt.

3.3. Biên bản giao nhận thẻ:

Trong khi chờ phần mềm hiệu chỉnh mẫu Biên bản giao nhận thẻ, BHXH QH tạm thời dùng mẫu Biên bản cũ, có ký đóng dấu của lãnh đạo BHXH QH và Hiệu trưởng (Thủ trưởng đơn vị) các trường để làm cơ sở đề nghị cấp kinh phí NSNN hỗ trợ HSSV.

3.4. Khi Nhà nước có thay đổi tiền lương tối thiểu chung: BHXH QH và Phòng Thu tính bổ sung phần kinh phí chênh lệch do tăng lương tối thiểu để đề nghị ngân sách cấp bổ sung. Không thu bổ sung phần thuộc trách nhiệm đóng của đối tượng tham gia.

3.5. Trường hợp đã cấp thẻ theo đối tượng HSSV, sau đó mới trình thẻ được cấp theo đối tượng khác: (Nghèo, thân nhân CA, …):

- Trường có văn bản đề nghị thoái thu theo đối tượng HSSV (kèm thẻ BHYT Foto).

- Lưu ý: Chỉ thoái thu đến hết năm tài chính đối với đối tượng có thẻ Nghèo, hoặc đến khi HSSV đủ 18 tuổi đối với đối tượng là thân nhân Công an, Quân đội, Cơ yếu.

4. Cấp thẻ cho NLĐ tăng mới sau khi đơn vị đã đề nghị cấp thẻ năm sau:

- Các trường hợp lao động tăng mới trong tháng 10, 11, 12 vẫn cấp thẻ đến hết năm theo hạn chung của toàn đơn vị.

- BHXH QH hướng dẫn đơn vị làm đề nghị cấp thẻ bổ sung cho số LĐ tăng mới cho năm tiếp theo (2013).

5. Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi:

Thực hiện in thẻ có giá trị sử dụng từ ngày cấp đến khi đủ 72 tháng tuổi theo quy định.

6. Cấp thẻ BHYT cho người hiến bộ phận cơ thể:

6.1- Thủ tục hồ sơ:

- 02 bản Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT (mẫu D03-TS);

- Bản sao Giấy xác nhận hiến bộ phận cơ thể;

6.2- Trình tự giải quyết

- Trách nhiệm của người hiến bộ phận cơ thể:

Nộp bản sao Giấy xác nhận hiến bộ phận cơ thể cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc BHXH quận, huyện nơi cư trú.

- Trách nhiệm của đơn vị quản lý người hiến bộ phận cơ thể:

Lập Danh sách và chuyển hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi đang quản lý đơn vị.

6.3- Phân cấp in thẻ cho người hiến bộ phận cơ thể

Tất cả các trường hợp cấp mới hoặc đổi thẻ cho người hiến bộ phận cơ thể đều thực hiện tại Bảo hiểm xã hội Thành phố. BHXH quận, huyện tiếp nhận hồ sơ và chuyển về BHXH Thành phố (phòng Cấp sổ, thẻ) để giải quyết theo thời hạn quy định.

IV. Cấp sổ BHXH

1. Trường hợp NLĐ di chuyển đơn vị:

BHXH nơi đang quản lý thực hiện cấp sổ BHXH cho NLĐ trước khi di chuyển. Trường hợp cá biệt có phát sinh NLĐ nghỉ việc trước và đã chuyển đơn vị mới vẫn chưa được cấp sổ BHXH:

- Khi sang đơn vị mới, NLĐ lập tờ khai mẫu A01-TS, trong đó có kê khai thời gian tại đơn vị cũ.

- Cơ quan BHXH nơi chuyển đến có yêu cầu để BHXH nơi đi cấp Giấy xác nhận thời gian tham gia BHXH tại đơn vị cũ của NLĐ, ghi chú rõ chưa cấp sổ BHXH, chưa giải quyết chế độ để chuyển BHXH nơi chuyển đến thực hiện cấp sổ.

2. Các trường hợp đề nghị BHXH TP điều chỉnh sổ, cấp lại sổ:

Đối với trường hợp BHXH quận, huyện đã thẩm định tờ khai cấp sổ ban đầu, nay đề nghị điều chỉnh thời gian, mức đóng liên quan đến quá trình công tác đã thẩm định, BHXH QH phải có ý kiến bằng văn bản về việc đã kiểm tra và đề xuất ý kiến trước khi chuyển về BHXH Thành phố giải quyết.

3. Hiệu chỉnh số sổ BHXH được bảo lưu:

Hàng quý, trong kỳ giao ban công tác thu, sổ thẻ, phòng Cấp sổ có trách nhiệm tổng hợp và thông báo tới BHXH QH những trường hợp đã được dồn, hủy sổ BHXH, BHXH QH phải thực hiện hiệu chỉnh lại số sổ đúng (được bảo lưu) trong phần mềm.

V. Một số vấn đề khác

1. Hồ sơ chưa giải quyết được

Khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận 1 cửa có trách nhiệm kiểm tra kết quả đóng và các thủ tục hồ sơ do đơn vị có trách nhiệm thực hiện. Trường hợp không đủ điều kiện phải hướng dẫn đơn vị hoàn thiện.

Trường hợp cá biệt đã chuyển lên bộ phận nghiệp vụ, cán bộ thụ lý hồ sơ đầu tiên có trách nhiệm viết phiếu yêu cầu bổ sung hoặc trả lại hồ sơ trình lãnh đạo (lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo BHXH QH) ký trước khi chuyển lại bộ phận 1 cửa trả cho đơn vị.

2. Thu BHXH tự nguyện:

Trường hợp cá nhân đã đủ tuổi nghỉ hưu, nếu đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên: thuộc đối tượng tham gia BHXH TN

Trường hợp cá nhân chưa đủ tuổi nghỉ hưu: không bắt buộc điều kiện về số năm đóng BHXH.

3. Các trường hợp thuộc đối tượng tham gia BHXH BB:

- Người lao động đã hết tuổi lao động nếu tiếp tục ký kết HĐLĐ, có hưởng lương, và không hưởng trợ cấp BHXH;

- NLĐ đã hết tuổi lao động vẫn đang thực hiện HĐLĐ còn thời hạn.

4. Biểu mẫu thu đối tượng chỉ tham gia BHYT (D03-TS):

Đối với các đối tượng tham gia BHYT có khoản thu thuộc trách nhiệm đống của đối tượng (HSSV, cận nghèo, tự nguyện nhân dân…), do yêu cầu về quản lý và xác nhận đã thu tiền BHYT, cần bổ sung ký xác nhận của Kế toán vào biểu.

5. Đối với các đơn vị di chuyển khỏi địa bàn:

5.1- Trường hợp đơn vị đề nghị di chuyển:

Khi đơn vị có thông báo về việc chuyển QH, BHXH QH nơi cũ phải có văn bản hướng dẫn đơn vị thực hiện các nội dung theo quy định: nộp tiền BHXH, BHYT, thu hồi thẻ, chốt sổ,… và lập Biên bản chuyển QH.

5.2- Trường hợp đơn vị đóng trụ sở tại địa bàn khác:

BHXH quận, huyện rà soát và gửi thông báo đến đơn vị về việc đề nghị chuyển về tham gia tại BHXH quận, huyện nơi đơn vị đóng trụ sở theo quy định. Nội dung thông báo tương tự như đối với trường hợp tại điểm 5.1 trên.

Trên đây là hướng dẫn bổ sung một số vấn đề vướng mắc trong công tác thu và cấp thẻ BHYT. Đề nghị BHXH các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về BHXH Thành phố (phòng Thu) để thống nhất giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VP, PT,CST.

KT GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

(Đã ký)

 

 

Huỳnh Thị Mai Phương

Ngày 08 tháng 10 năm 2012, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 3016/BHXH-PT hướng dẫn cấp thẻ BHYT năm 2013 đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động.

Theo đó đơn vị sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ Danh sách lao động đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại đơn vị mình (đơn vị nên liên hệ với cán bộ quản lý để nhận dữ liệu được xuất ra từ phần mềm SMS):

- Những người KHÔNG IN THẺ 2013 sẽ lập vào Danh sách đề nghị (Sheet Phu luc D01b) kèm theo mẫu Đề nghị D01b-TS.

- Những người ĐỀ NGHỊ IN THẺ 2013 nhưng bị SAI THÔNG TIN CÁ NHÂN thì lập mẫu D07-TS kèm theo Hồ sơ chứng từ để điều chỉnh trước khi in thẻ. Trường hợp thay đổi nơi Đăng ký KCB ban đầu thì ghi mã tỉnh - mã bệnh viện đó.

 

               - Danh mục KCB 2013 khu vực Hà Nội

               - Danh mục KCB ban đầu năm 2013 cho đối tượng do BHXH tỉnh khác phát hành thẻ BHYT

               - Bấm vào đây để xem nội dung CV 3016

               - Bấm vào đây để tải về CV 3016

               - Bấm vào đây để tải về Mẫu đề nghị cấp thẻ

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN

HƯỚNG DẪN VỀ THỦ TỤC HỒ SƠ, QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT

CÁC NGHIỆP VỤ THU, CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT

THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1111/BHXH-QĐ

NGÀY 25/10/2011 CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC BHXH VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1947/BHXH-QĐ

Ngày 29/12/2011 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội)

 

A. Về thu BHXH, BHYT, BHTN

I. Phân cấp quản lý và thu BHXH, BHYT, BHTN    

II. Thời điểm bắt đầu tham gia BHXH, BHYT, BHTN đối với 1 số đối tượng cần lưu ý    

III. Phương thức đóng    

IV. Mức đóng và căn cứ đóng  

V. Truy thu  

VI. Hoàn trả (thoái trả, thoái thu)  

VII Xử lý đối với các đơn vị nợ và đơn vị không còn hoạt động  

VIII. Quy định về lãi phạt chậm nộp  

B. Về cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

I. Sổ BHXH

1. Cấp mới, đổi hoặc cấp lại sổ BHXH  

2. Điều chỉnh sổ BHXH  

3. Hủy, dồn sổ BHXH   

4. Xác nhận thời gian tham gia BHXH, BHYT, BHTN  

II. Thẻ BHYT

1. Nguyên tắc chung khi cấp thẻ BHYT  

2. Nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu  

3. Đổi, cấp lại thẻ BHYT  

4. Đối tượng di chuyển (CDHĐ, thôi việc hoặc nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHTN hàng tháng…)  

5. Cấp thẻ BHYT hàng năm  

C. Bộ thủ tục hồ sơ Thu – Cấp sổ, thẻ

 I – Bộ thủ tục hồ sơ Thu

 1- Đơn vị tăng mới, tỉnh khác chuyển đến  

 2- Báo tăng, giảm, thay đổi lao động, mức đóng  

 3- Bộ thủ tục hồ sơ Thu ngừng đóng, tạm dừng  

 4- a. Bộ thủ tục hồ sơ Thu: Truy thu  

   - b. Bộ thủ tục hồ sơ Thu: hoàn trả   

 5- Bộ thủ tục hồ sơ Thu Đối tượng chỉ tham gia BHXH, BHYT bắt buộc  

 6- Bộ thủ tục hồ sơ Thu Đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện  

 II- Bộ thủ tục hồ sơ Cấp sổ BHXH

 1- Bộ thủ tục Cấp mới sổ BHXH  

 2- Bộ thủ tục Cấp lại sổ BHXH  

 3- Bộ thủ tục hủy, dồn sổ BHXH  

III- Bộ thủ tục hồ sơ Cấp thẻ BHYT

1- Bộ thủ tục hồ sơ Cấp thẻ BHYT  

 

  

Ngày 25/10/2011, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định số: 1111/QĐ-BHXH  Quy định Quản lý thu BHXH, BHYT và Sổ BHXH, Thẻ BHYT  thay thế cho Quyết định số 902/QĐ-BHXH trước đây. Theo đó toàn bộ quy định, mẫu biểu mới sẽ được áp dụng thay thế từ ngày 01/01/2012.

Download: (Hướng dẫn download từ ADF.LY­)

 - Biểu mẫu
 - Hướng dẫn lập biểu
               

Download DM KCB 2012 tại đây (Hướng dẫn download từ ADF.LY­)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HÀ NỘI


Số: 1586/BHXH- GĐTTĐT

V/v Thông báo các cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng do BHXH TP Hà Nội phát hành thẻ năm 2012

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm     2011

                       Kính gửi:

                                            - Các phòng nghiệp vụ;

                                          - Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã.

    

Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế;

Nhằm đảm bảo quyền lợi và chất lượng khám chữa bệnh BHYT, căn cứ thực tế trên trên bàn Thủ đô và lộ trình đăng ký KCB ban đầu về tuyến dưới, tránh quá tải tuyến trên, trong khi chờ Sở Y tế thông báo số lượng thẻ đăng ký có thể tiếp nhận tại các cơ sở KCB BHYT, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tạm thời thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu năm 2012 cho đối tượng có thẻ BHYT do BHXH thành phố Hà Nội phát hành như sau:

1- Nguyên tắc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:

- Thực hiện lộ trình tăng cường thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện (hạng III) và tương đương, giảm dần số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và trung ương, người có thẻ BHYT cư trú hoặc công tác tại quận, huyện được lựa chọn đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở tuyến xã, tuyến huyện và tương đương trên địa bàn quận, huyện đó.

- Người tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công với cách mạng, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu được lựa chọn đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với nơi cư trú hoặc nơi công tác để thuận tiện đi KCB theo qui định.

- Đối tượng học sinh sinh viên đăng ký KCB ban đầu theo hướng dẫn tại công văn số 1046/BHXH-GĐTTĐT ngày 24/8/2011 thông báo danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng học sinh sinh viên năm học 2011-2012.

- Số lượng thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB ở phụ lục 2 không quá số thẻ BHYT đã đăng ký ban đầu năm 2011.

2- Danh sách các cơ sở nhận đăng ký KCB ban đầu:

- Danh sách các cơ sở y tế nhận đăng ký KCB ban đầu cho tất cả các đối tượng (Phụ lục 1)

Lưu ý các cơ sở y tế không đủ khả năng tiếp nhận khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc chỉ có khả năng tiếp nhận KCB cho đối tượng trên 15 tuổi.

- Danh sách các bệnh viện tuyến thành phố trở lên (Phụ lục 2): nhận đăng ký KCB ban đầu cho các đối tượng tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Phòng Quản lý sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND, hưu trí, bảo trợ xã hội.

- Danh sách các phòng khám sức khỏe cán bộ thuộc thành phố Hà Nội quản lý (Phụ lục 3): Nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng tham gia BHYT đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn số 52/HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương và Hướng dẫn số 161-HD/BTCTU ngày 07/12/2007 của Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội. Đối tượng phải có sổ khám bệnh do Phòng Quản lý sức khoẻ cán bộ Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký tại các Phòng khám sức khoẻ cán bộ theo địa bàn.

- Danh sách các y tế cơ quan, y tế trường học (Phụ lục 4): nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng thuộc đơn vị quản lý.

3- Tổ chức thực hiện:

- BHXH các quận, huyện, thị xã và các phòng nghiệp vụ hướng dẫn đơn vị sử dung lao động và người có thẻ BHYT lựa chọn đăng ký KCB ban đầu theo đúng nguyên tắc nêu trên và danh sách thông báo kèm theo công văn, đảm bảo giảm 20% tổng số thẻ đăng ký KCB ban đầu từ các cơ sở KCB tuyến thành phố trở lên so với năm 2011 (Phụ lục 2).

- Phòng Cấp sổ thẻ tổng hợp số thẻ BHYT phát hành đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB căn cứ trên dữ liệu của BHXH các quận, huyện, thị xã chuyển phòng Giám định và Thanh toán đa tuyến trước ngày 5 hàng tháng.

Đề nghị BHXH các quận, huyện, thị xã và các phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát để phát hành thẻ BHYT chính xác theo đúng danh sách cơ sở KCB BHYT đã thông báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc bổ sung các đơn vị mới phải có thông báo kịp thời về Phòng Giám định và Thanh toán đa tuyến để trình lãnh đạo BHXH Thành phố Hà Nội xem xét   giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;                                                                                    

- BHXHVN (để báo cáo);

- Sở Y tế Hà Nội (để phối hợp);

- Giám đốc, các PGĐ (để chỉ đạo);

- Web BHXHTP Hà Nội;

- Lưu VT, GĐTTĐT (2bản).

                  

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

Nguyễn Đức Hoà

 

 

Ngày 27/10/2011 Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 1449/BHXH-PT hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội rà soát dữ liệu, lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012 đối với các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN hoặc đơn vị chỉ đóng BHYT nhưng thực hiện báo tăng, giảm hàng tháng khi có phát sinh và đối chiếu theo định kỳ tháng, quý, cụ thể như sau:
   
1- Rà soát danh sách

Căn cứ danh sách lao động hiện đang tham gia BHXH, BHYT lập theo biểu 02a-TBH do cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp bằng danh sách in trực tiếp trên giấy hoặc bằng file dữ liệu. Đề nghị các đơn vị sử dụng lao động thực hiện rà soát để lập Danh sách lao động đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012 (mẫu kèm theo). Trình tự thực hiện như sau:

1.1/ Trường hợp có sự sai lệch hoặc thay đổi các tiêu thức đã ghi trong dữ liệu do cơ quan BHXH đang quản lý, đơn vị kê khai các trường hợp này vào mục I, phần A, mẫu Danh sách lao động đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012. Tiêu thức nào có sự thay đổi, yêu cầu kê lại cho chính xác vào cột tương ứng trong phần dữ liệu đề nghị điều chỉnh. Cần lưu ý một số tiêu thức sau:

- Về nhân thân: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, phải kê đầy đủ, chính xác, phù hợp với hồ sơ bảo hiểm xã hội của người lao động (ngày, tháng, năm sinh, yêu cầu kê đầy đủ và format theo dạng text). Trường hợp thay đổi nhân thân so với dữ liệu đang quản lý, yêu cầu đơn vị gửi kèm theo bản phô tô sổ BHXH (nếu đã được cấp sổ) hoặc CMTND, quyết định tuyển dụng hoặc HĐLĐ (bản gốc) đối với trường hợp chưa được cấp sổ BHXH để kiểm tra lại.

- Địa chỉ: Tùy đặc điểm của từng đơn vị sử dụng lao động có thể kê khai theo nơi cư trú hoặc đơn vị (tổ, đội, phân xưởng …) theo đầu mối cấp thẻ cho người lao động.

- Nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu: ghi theo mã số của cơ sở KCB được đăng ký KCB ban đầu. Danh mục các cơ sở KCB ban đầu trên toàn quốc được thông báo trên mạng tại trang Web của BHXH thành phố Hà Nội (BHXHHN.com.vn). Đơn vị lưu ý ghi chính xác mã số các cơ sở KCB ban đầu mà người lao động được đăng ký theo quy định. Không ghi cụ thể tên cơ sở KCB. Không ghi mã số của các cơ sở KCB không nhận KCB ban đầu, hoặc cơ sở KCB không nhận KCB ban đầu cho đối tượng đó (có phụ lục lưu ý điều kiện đăng ký kèm theo). Đối với trường hợp người lao động đăng ký KCB ban đầu ở ngoại tỉnh phải lập danh sách riêng.

- Về số sổ BHXH: Số sổ BHXH đã ghi trong file dữ liệu do cơ quan BHXH cung cấp là số sổ BHXH đã cập nhật hoặc mã số tạm gắn để quản lý. Đây là tiêu thức quan trọng để kết nối dữ liệu. Yêu cầu đơn vị không được tự sửa số sổ BHXH trong phần dữ liệu do cơ quan BHXH đã cung cấp. Đối với người lao động đã cấp sổ BHXH nhưng chưa ghi hoặc ghi sai số sổ BHXH trong file dữ liệu đã cung cấp, đơn vị kê khai lại vào cột số sổ BHXH, phần dữ liệu điều chỉnh theo hồ sơ lao động.  

- Về quyền lợi hưởng: Đối với các đối tượng đang tham gia BHXH, BHYT tại đơn vị, nhưng theo Luật BHYT được hưởng ở nhóm có quyền lợi cao hơn như người lao động là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh…, yêu cầu kê khai vào cột ghi chú và gửi kèm theo bản phô tô thẻ hoặc giấy chứng nhận đối tượng theo quy định (đối với những trường hợp phát sinh mới hoặc có thay đổi quyền lợi).

1.2/ Bổ sung danh sách: Trường hợp người lao động chưa có tên trong danh sách đang quản lý thu do cơ quan BHXH cung cấp, đơn vị báo bổ sung vào danh sách các đối tượng tăng mới theo biểu 02a-TBH lập hàng tháng (không bổ sung trong danh sách cấp thẻ BHYT theo hướng dẫn tại văn bản này). Những người tăng mới sau thời điểm lập danh sách cấp thẻ năm 2012, đơn vị tiếp tục thực hiện đề nghị cấp mới bổ sung theo quy định hiện hành.

Đơn vị lập riêng Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT đối với người lao động đang nghỉ hưởng chế độ ốm đau do bị mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh cần điều trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế để cấp thẻ BHYT theo mã đối tượng là NO.

 Khi người lao động trở lại làm việc, đơn vị nộp lại thẻ BHYT mang mã NO cho cơ quan BHXH và đề nghị cấp thẻ BHYT mới theo mã đối tượng đối với người lao động đang làm việc của đơn vị.

1.3/ Trường hợp không cấp thẻ BHYT năm 2012

- Đối với những người sẽ nghỉ hưu, chuyển công tác từ tháng 01/2012, hoặc các trường hợp đã nghỉ việc nhưng chưa báo giảm, hoặc đang nghỉ việc tạm thời, đơn vị kê khai vào phần danh sách lao động không in thẻ BHYT năm 2012. Các trường hợp này, sau đó theo từng thời điểm nghỉ việc của từng người, đơn vị lập biểu 03a-TBH để điều chỉnh giảm số thu BHXH, BHYT, BHTN;

- Đối với trường hợp có tên trong danh sách cấp thẻ BHYT năm 2012 nhưng đến tháng 01 năm 2012 đã nghỉ việc, đơn vị có trách nhiệm thu hồi ngay số thẻ BHYT đó nộp cho cơ quan BHXH (khi thu hồi và báo giảm thẻ BHYT đề nghị đơn vị sử dụng lao động ghi đầy đủ các tiêu thức trong mẫu số C2A-BH như mã đơn vị, số thẻ BHYT … ).

  2- Xác định số người đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012

 Sau khi rà soát, lập danh sách người lao động đề nghị điều chỉnh dữ liệu phát hành thẻ BHYT năm 2012, đơn vị xác định số lao động đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012 để ghi vào phần B, tổng hợp danh sách cấp thẻ BHYT năm 2012. Số lao động đề nghị cấp thẻ tính bằng số lao động trong danh sách do cơ quan BHXH đã cung cấp trừ đi số người không đề nghị cấp thẻ BHYT như đã hướng dẫn.

  3- Một số vấn đề cần lưu ý

3.1/ Khi rà soát để xác định số lượng người đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012, cần chú ý những người đang nghỉ thai sản, người nghỉ việc tạm thời …để không bỏ sót đối tượng. . Đối với người nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày đề nghị lập một danh sách để cấp thẻ BHYT theo mã riêng, khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau dài ngày, đồng thời với việc báo tăng đóng BHXH đối với người lao động đề nghị đơn vị thu hồi thẻ BHYT nộp cho cơ quan BHXH. BHXH nơi quản lý sẽ cấp thẻ BHYT mới theo mã của đơn vị.

3.2/ Việc thanh quyết toán số thu BHYT năm 2011 của các đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện theo hệ thống báo biểu và kỳ hạn trích nộp đã quy định. Trong đó ưu tiên thu đủ phần kinh phí phải đóng về BHYT. Các đơn vị không nộp đủ BHYT đến thời điểm đề nghị cấp thẻ, cơ quan BHXH chưa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012.

3.3/ Thời hạn chuyển hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012: Trước ngày 25/11/2011, đơn vị gửi đến cơ quan BHXH theo phân cấp quản lý thu 02 bản Danh sách lao động đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012 (theo mẫu đã hướng dẫn) kèm theo file dữ liệu lập theo phần mềm Excel để cơ quan BHXH kịp thời in thẻ và trả đơn vị, để cấp thẻ BHYT cho người lao động trước ngày 01/01/2012 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Thời gian chậm cấp thẻ BHYT năm 2012 do đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN hoặc chậm thiết lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2012, cơ quan BHXH không chịu trách nhiệm.

3.4/ Giao nhận thẻ BHYT

Khi giao nhận thẻ BHYT với cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động ký 02 bản Biên bản giao nhận thẻ BHYT về số lượng và giá trị sử dụng thẻ, đồng thời kiểm tra chất lượng của thẻ BHYT. Sau đó, nhận lại 01 bản danh sách đã đóng dấu “Đã cấp thẻ BHYT” và 01 bản Biên bản giao nhận thẻ BHYT để lưu tại đơn vị.

Download Văn bản số 1449/BHXH-PT tại đây hoặc tại đây


 Nguồn: http://bhxhhn.com.vn

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ Y TẾ NHẬN ĐĂNG KÝ BAN ĐẦU CHO

TẤT CẢ CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2011

 (kèm theo công văn số 1427/BHXH-GĐBHYT ngày 22/11/2010 của BHXH TPHà Nội)

 

Phụ lục 1: Dành cho các nhóm đối tượng có thẻ BHYT do BHXH Thành phố Hà Nội phát hành

Phụ lục 3: Danh sách YTCQ, YTHĐ nhận thẻ đăng ký ban đầu năm 2011 (Lưu ý: Nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng thuộc đơn vị quản lý)

 

Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (http://bhxhhn.com.vn) 

 

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ Y TẾ NHẬN ĐĂNG KÝ BAN ĐẦU CHO

TẤT CẢ CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2012

 (kèm theo công văn số 1586/BHXH-GĐTTĐT ngày 14/11/2011 của BHXH TPHà Nội)

 

Phụ lục 1: Dành cho các nhóm đối tượng có thẻ BHYT do BHXH Thành phố Hà Nội phát hành 2012

Phụ lục 4: Danh sách YTCQ, YTHĐ nhận thẻ đăng ký ban đầu năm 2012 (Lưu ý: Nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng thuộc đơn vị quản lý)

Download: Mẫu Đề nghị Gia hạn thẻ năm 2012 (xem Hướng dẫn download từ ADF.LY)

 

1- Nguyên tắc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
- Thực hiện lộ trình tăng cường thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện (hạng III) và tương đương, giảm dần số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và trung ương, người có thẻ BHYT cư trú hoặc công tác tại quận, huyện được lựa chọn đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở tuyến xã, tuyến huyện và tương đương trên địa bàn quận, huyện đó.
- Người tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công với cách mạng, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu được lựa chọn đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với nơi cư trú hoặc nơi công tác để thuận tiện đi KCB theo qui định.
- Đối tượng học sinh sinh viên đăng ký KCB ban đầu theo hướng dẫn tại công văn số 1046/BHXH-GĐTTĐT ngày 24/8/2011 thông báo danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng học sinh sinh viên năm học 2011-2012.
- Số lượng thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB ở phụ lục 2 không quá số thẻ BHYT đã đăng ký ban đầu năm 2011.
2- Danh sách các cơ sở nhận đăng ký KCB ban đầu:
- Danh sách các cơ sở y tế nhận đăng ký KCB ban đầu cho tất cả các đối tượng (Phụ lục 1)
Lưu ý các cơ sở y tế không đủ khả năng tiếp nhận khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc chỉ có khả năng tiếp nhận KCB cho đối tượng trên 15 tuổi.
- Danh sách các bệnh viện tuyến thành phố trở lên (Phụ lục 2): nhận đăng ký KCB ban đầu cho các đối tượng tham gia BHYT có sổ khám bệnh do Bệnh viện Hữu Nghị, Phòng Quản lý sức khỏe cán bộ thành phố cấp, người có công, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND, hưu trí, bảo trợ xã hội.
- Danh sách các phòng khám sức khỏe cán bộ thuộc thành phố Hà Nội quản lý (Phụ lục 3): Nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng tham gia BHYT đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn số 52/HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương và Hướng dẫn số 161-HD/BTCTU ngày 07/12/2007 của Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội. Đối tượng phải có sổ khám bệnh do Phòng Quản lý sức khoẻ cán bộ Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký tại các Phòng khám sức khoẻ cán bộ theo địa bàn.
- Danh sách các y tế cơ quan, y tế trường học (Phụ lục 4): nhận đăng ký KCB ban đầu cho đối tượng thuộc đơn vị quản lý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (http://bhxhhn.com.vn) 

 

Ngày 22 tháng 8 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2011/NĐ-CP tăng mức lương tối thiểu vùng từ tháng 10 năm 2011 đối với các vùng như sau:

      Vùng         

   Mức lương tối thiểu vùng    

chưa qua đào tạo 

   Mức lương tối thiểu vùng

 đã qua đào tạo

I

2.000.000 đồng/tháng

2.140.000 đồng/tháng

II

1.780.000 đồng/tháng

1.904.600 đồng/tháng

III

1.550.000 đồng/tháng

1.658.500 đồng/tháng

IV

1.400.000 đồng/tháng

1.498.000 đồng/tháng

Nghị định này quy định chung mức lương tối thiểu vùng đối với cả DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các DN trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Ngày 31/03/2011, BHXH Hà Nội ban hành văn bản 289/BHXH/PT-CST thay đổi một số Quy trình và mẫu biểu liên quan đến công tác Thu và Sổ, thẻ. Bấm vào đây để biết thêm chi tiết.

Theo đó mẫu 02A-TBH sẽ được thay thế bởi mẫu 01A-TBH và kèm theo là mẫu 03A-TBH khi lập báo cáo Tăng mới. Mẫu C2A-HN được lập 3 bản để bộ phận 1 cửa ký nhận và giữ 1 bản gửi phòng Sổ thẻ, đơn vị giữ lại 2 bản và khi nộp 03A-TBH điều chỉnh lao động hàng tháng thì kẹp 1 bản gửi bộ phận Thu để đối chiếu.