Nguyên tắc của báo Tăng - Giảm - Điều chỉnh mức đóng là theo trình tự phát sinh theo thời gian. Sau mỗi lần phát sinh thì quá trình tham gia của lao động lại được thể hiện trên một mức mới. Do đó nếu trong quá trình làm phát sinh phải căn cứ vào toàn bộ lịch sử phát sinh theo thời gian để Đọc quá trình tham gia của người lao động, từ đó sẽ có phương án làm phát sinh đúng. Ví dụ: đầu tiên phải Tăng lao động TM, TD, TC, TL rồi mới có DC, DL, cuối cùng mới có TS, OF, KL, GH. Nếu đã GH nhưng phát hiện sai thì nhất định phải TM, TD, TD chứ không ON được (ON chỉ dành cho lao động đang nghỉ TS, OF, KL tiếp tục đi làm và tham gia BHXH).

Khi làm phát sinh Tăng, Giảm lao động, mức lương tham gia BHXH, BHYT, BHTN cần lưu ý các điểm sau:

Tham khảo Hướng dẫn và Những điểm cần lưu ý khi lập D02-LT

1. Báo lao động Nghỉ việc, Nghỉ không lương:

- Theo quy định tại Công văn 3881/BHXH-ST Truy thu BHYT khi Báo giảm chậm, để không bị phát sinh truy thu BHYT tháng lao động chấm dứt hợp đồng hoặc bắt đầu nghỉ không lương thì đơn vị cần lập mẫu D02-LT tháng sau (tháng N+1) ngay trong những ngày cuối cùng của tháng làm việc được đóng BHXH cuối cùng (tháng N). Ví dụ: lao động nghỉ việc và bắt đầu giảm BHXH từ tháng 09/2020 thì phải lập Mẫu D02-LT Danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN tháng 08/2020 chậm nhất là ngày 31/08/2020, nếu lập và gửi từ 01/09/2020 thì bị truy thu BHYT tháng 09/2020 như quy định. 

- Lưu ýTrong tháng lao động có cả ngày Nghỉ ốm và Không lương thì báo giảm như thế nào? 
xem bài Lao động có cả Nghỉ ốm và Không lương thì báo giảm như thế nào?

2. Báo lao động nghỉ sinh, nghỉ sảy thai, nghỉ ốm:

Căn cứ vào tiêu chí Nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên (sau đây gọi là ngày công cho dễ hiểu) trong tháng để thực hiện nghiệp vụ đúng tháng. (tham khảo Nghỉ bao nhiêu ngày trong tháng thì không đóng BHXH?)

- Nghỉ sinh con: Lao động nếu có đơn xin nghỉ trước khi sinh thì được phép nghỉ trước ngày sinh tối đa 02 tháng. Căn cứ vào Ngày dự sinh và đơn đề nghị để xác định báo TS từ tháng nào, khi có giấy chứng sinh hoặc TLKS thì xác định lại tháng nghỉ TS theo thực tế để điều chỉnh. Nếu tính từ ngày bắt đầu nghỉ đến ngày cuối tháng mà có từ 14 ngày công trở lên thì báo TS từ tháng đó, nếu không thì báo TS từ tháng kế tiếp.

Lưu ý:

        + Nếu trước khi nghỉ Thai sản người lao động đang nghỉ Không lương thì phải báo ON lao động đi làm trở lại rồi sau đó (vài ngày sau) báo TS ngay trong cùng tháng đó.    

        + Đối với trường hợp nam nghỉ thai sản khi vợ sinh thì cũng được báo giảm nghỉ TS như trên nếu đủ điều kiện. Xem Vợ sinh thì Lao động nam được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

- Nghỉ sảy thai: Nếu ngày bắt đầu và ngày cuối cùng thuộc 2 tháng khác nhau thì căn cứ vào ngày bắt đầu nghỉ sảy thai đến ngày cuối cùng của tháng đó để tính, nếu nghỉ từ 14 ngày công trở lên thì báo TS từ tháng đó, nếu không thì báo KL (nếu trước đó có nghỉ Không lương và tổng số ngày nghỉ KL + sảy thai trên 13 ngày công thì báo KL có truy thu BHYT, tháng sau báo ON nếu đi làm lại) hoặc vẫn tham gia BHXH (không báo gì).

- Nghỉ ốm: nếu tổng số ngày nghỉ ốm từ 14 ngày công trở lên thì báo OF - nghỉ ốm từ tháng đó (Không phải truy thu BHYT), nếu không thì báo KL (nếu trước đó có nghỉ Không lương và tổng số ngày nghỉ KL + ốm trên 13 ngày công thì báo KL có truy thu BHYT, tháng sau báo ON nếu đi làm lại) hoặc vẫn tham gia BHXH (không báo gì).

3. Báo Điều chỉnh lương:

- Khi có biến động về mức lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN và cả Chức danh, Nơi làm việc thì ghi Chức danh, Nơi làm việc mới luôn tại Phát sinh điều chỉnh (DC) lương này (không thêm phương án Điều chỉnh chức danh - CD - nữa).

- Lao động đang nghỉ TS có QĐ điều chỉnh lương vẫn báo DC mức lương mới như lao động khác (chỉ ghi nhận trên sổ, không tăng - giảm số phải trích nộp BHXH của đơn vị và người lao động).

4. Sai chức danh, Điều chỉnh chức danh, Nơi làm việc mới:

- Trường hợp Điều chỉnh chức danh, nơi làm việc Có thay đổi mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN thì áp dụng nhưng Báo Điều chỉnh lương (DC) ở trên.

- Trường hợp Sai chức danh hoặc Điều chỉnh Chức danh, nơi làm việc mới mà Không có thay đổi về mức lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN thì sử dụng phương án CD, chỉ ghi Chức danh, nơi làm việc mới. Tuy nhiên Cũng có thể sử dụng DC như điều chỉnh lương nhưng mức lương sẽ ghi như mức lương đang đóng.

5. Nơi làm việc thực tế của người lao động:

Căn cứ vào Hợp đồng lao động hoặc Quyết định điều động... có ghi rõ địa bàn làm việc của người lao động Khác với địa bàn Trụ sở chính, thuộc vùng khác với vùng của Trụ sở chính thì Phải ghi rõ Huyện, Tỉnh nơi làm việc (NOILAMVIEC) tương ứng với NOILAMVIEC (Mavung) theo quy định tại Thông báo Mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ ngày 01/01/2020

Khi báo TM hoặc DC lương đều phải ghi đầy đủ, hợp lý thông tin này để làm cơ sở đối chiếu mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN với mức lương Tối thiểu vùng tương ứng với Nơi làm việc tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ.

Tải mẫu Mẫu D02-LTD03-TS

 10. BlogBHXH sẽ tiếp tục cập nhật các Lưu ý mới. 

Hãy LIKE page và tham gia Group Facebook để thảo luận, cập nhật các vấn đề về BHXH: 

Page Diễn đàn Bảo hiểm xã hội - Group Diễn đàn Bảo hiểm xã hội